Chương trình giáo dục thể chất Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng dựa trên quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo ( 150 tiết) và trên cơ sở lựa chọn các môn thể thao quan trọng, thể thao thiết yếu; và sau đó là các môn thể thao phổ biến, có tính sở thích của sinh viên (từ kết quả khảo sát những môn thể thao sinh được viên yêu thích và muốn tập luyện nhất). Chương trình đã đưa ra 14 môn thể thao để các bạn sinh viên có thể tự chọn và gồm có 3 học phần:

Giáo dục thể chất là môn học gì?

Thuật ngữ giáo dục thể chất đã được học sinh làm quen ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đó là môn thể dục. Tại đây các bạn học sinh được vận động cơ thể, tham gia các môn thể thao cơ bản như: điền kinh, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ,… Mặc dù hình thức triển khai đơn giản mang tính thư giãn nhưng phần nào đã giúp học sinh tiếp cận với môn giáo dục thể chất sớm nhất.

Vì vậy giáo dục thể chất được xem là môn học có nội dung chuyên biệt dạy vận động và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Môn học được chia thành 2 mặt khác nhau đó là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động. Môn học đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều cách học mới lạ, đa dạng.

Cùng với đó môn giáo dục thể chất phát triển lên quy mô lớn hơn thành ngành đào tạo ở trong các trường đại học. Hay các trường đại học thể dục thể thao chuyên đào tạo các lĩnh vực liên quan đến giáo dục thể chất. Có thể thấy môn giáo dục thể chất trong các trường đại học được giảng dạy linh hoạt, phù hợp với nhu cầu đào tạo của sinh viên.

Môn giáo dục thể chất đưa vào giảng dạy có mục đích gì?

Nhiều bạn sinh viên khi học tập tại môi trường đại học, cao đẳng thường thắc mắc tại sao vẫn phải học thể chất. Thậm chí số tín chỉ của môn giáo dục thể chất nhiều hơn cả các môn chuyên ngành của mình. Bởi lẽ mục đích của giáo dục thể chất không chỉ để nâng cao sức khỏe mà còn tạo nên một dân tộc khỏe mạnh sánh vai với cường quốc năm châu.

Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng vị thế của một quốc gia. Bởi lẽ, khi xã hội phát triển đồng nghĩa với việc con người tác động xấu đến thiên nhiên khiến môi trường bị ảnh hưởng. Khi môi trường sống bị ô nhiễm thì sức khỏe con người bị vi khuẩn, vi rút tấn công. Do đó giáo dục thể chất không ngừng nghiên cứu để tìm ra các biện pháp cải thiện sức khỏe. Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày là tăng cường đề kháng, nâng cao vật chất và tinh thần của mỗi người.

Việc đưa môn giáo dục thể chất trong các trường đại học để dạy học cũng là cách giúp có thói quen sinh hoạt khoa học. Sinh viên học được cách rèn luyện, chăm sóc bản thân tốt nhất. Cùng với đó sinh viên được học trong môi trường năng động, hoạt động sôi nổi mà không bị chây lười. Cơ thể được hoạt động thường xuyên,  đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần học tập được cải thiện rõ nét.

Môn giáo dục thể chất trong các trường đại học hiện nay

Hiện nay, giáo dục thể chất là môn học bắt buộc đối với mỗi khóa sinh viên trong chương trình đào tạo. Các trường chia môn giáo dục thể chất thành các hệ thống tín chỉ hoặc các buổi học để sinh viên rèn luyện tốt nhất. Các bài học được giảng viên thay đổi phương thức giảng dạy đa dạng, phù hợp với môi trường sư phạm. Việc học tập lý thuyết và thực hành các môn giáo dục thể chất được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Trong những năm qua, bộ môn giáo dục thể chất được lựa chọn các môn học hướng đến sức khỏe sinh viên. Các môn học như bơi lội, khiêu vũ, bóng chuyền, bóng rổ,… giúp sinh viên rèn luyện cơ thể dẻo dai, uyển chuyển. Cùng với đó các môn học giúp nâng cao sức khỏe, tăng hoạt động gân cốt cho sinh viên đang ở độ tuổi trưởng thành.

Môn giáo dục thể chất trong các trường đại học truyền tải nội dung đến sinh viên một cách khoa học, linh hoạt. Các bài học hướng đến những kiến thức về môn thể thao đó như: luật chơi, cách thức chơi, dụng cụ hỗ trợ,… Mỗi bài học dù được triển khai như thế nào vẫn hướng người học đến tinh thần yêu nước tất cả vì màu cờ sắc áo. Tuy nhiên việc giảng dạy đã có những chuyển biến tích cực về phương pháp nhưng vẫn gây cho sinh viên cảm giác chán nản.

Nhiều sinh viên học tập với thái độ chống đối, thiếu nghiêm túc nên hiệu quả đạt được chưa cao. Cách giảng viên truyền tải nội dung trong bộ môn giáo dục thể chất vẫn còn khá cứng nhắc nên không gây hứng thú cho người học. Do đó để môn học giáo dục thể chất phát huy rõ chức năng, mục đích trong môi trường đại học đòi hỏi đội ngũ giảng viên cần tìm tòi phương pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả nhất.

Các trường đào tạo ngành giáo dục thể chất

Các trường đại học, cao đẳng hiện nay đều lồng ghép môn giáo dục thể chất với số học phần trong khoảng từ 2 – 10 tín chỉ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của giáo dục thể chất trong công tác đào tạo, rèn luyện sức khỏe. Môn giáo dục thể chất thậm chí được lập thành 1 khoa trong hệ thống đào tạo của các trường đại học trên cả nước.

Như chúng tôi đã phân tích, giáo dục thể chất được chia thành 2 nội dung khác nhau đó là: dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động. Sự phát triển môn giáo dục thể chất thành các khoa trực thuộc các trường đại học vừa phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên mà còn tạo nên thế hệ giảng viên giảng dạy môn giáo dục thể chất. Hiện nay trên cả nước có một số trường có khoa giáo dục thể chất được chúng tôi hệ thống qua bảng dưới đây:

Bài viết đã có những chia sẻ khách quan về môn giáo dục thể chất trong các trường đại học hiện nay. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết, mọi người sẽ có những đánh giá toàn diện, đi sâu vào vấn đề. Mặc dù rời khỏi ghế nhà trường nhưng mỗi người cần ý thức tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

1. Giới thiệu chung Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau. Nhà trường tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy Ngành Giáo dục thể chất năm 2023. Nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực về cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đào tạo cử nhân sư phạm Ngành GDTC của Trường ĐHSP – ĐHĐN đó là: Đào tạo cử nhân Sư phạm ngành Giáo dục Thể chất có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học để giảng dạy – huấn luyện, làm việc, quản lý, tổ chức sự kiện thể dục thể thao trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao tại các địa phương; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất đạo đức nhà giáo. Thông tin về Khoa đào tạo Khoa: Giáo dục Nghệ thuật

– Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu Tổ hợp:  T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T01:  Toán + Ngữ Văn + Năng khiếu TDTT*2 T02: Ngữ Văn + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T05:  Ngữ văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT*2 Nội dung thi tuyển năng khiếu TDTT:            Bật xa tại chổ (cm) – (4 điểm)            Chạy zíc zắc test (s) – (6 điểm) Điểm chuẩn năm 2022:             – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ) kết hợp thi năng khiếu

Điều kiện: Đạt học lực khá lớp 12 trở lên Tổ hợp:  T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T01:  Toán + Ngữ Văn + Năng khiếu TDTT*2 T02: Ngữ Văn + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2 T05:  Ngữ văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT*2 Nội dung thi tuyển năng khiếu TDTT:            Bật xa tại chổ (cm) – (4 điểm)            Chạy zíc zắc test (s) – (6 điểm) Điểm chuẩn năm 2022:             – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bài thi năng khiếu mẫu:

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp + Làm công tác giảng dạy Giáo dục Thể chất tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. + Làm cán bộ nghiên cứu Giáo dục Thể chất và Thể dục Thể thao. + Làm huấn luyện viên tại các trung tâm, đội tuyển, cơ cở đào tạo vận động viên. + Làm chuyên viên trong các cơ quan quản lý xã hội ở các cấp chính quyền về văn hóa, Thể dục Thể thao. + Làm cán bộ tổ chức, điều hành các hoạt động phong trào thể thao quần chúng, các câu lạc bộ thể thao. 4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường Đủ điều kiện và năng lực học lên thạc sĩ, tiến sĩ thuộc ngành Giáo dục học. 5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội             Sinh viên học ngành GDTC do ĐHSP – ĐHĐN đào tạo có cơ hội được rèn luyện về một số kỹ năng như: Xây dựng kế hoạch và tổ chức được các hoạt động thể thao; Biết ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về GDTC và TDTT; Tham gia vào các hoạt động thuyết trình, phản biện và bảo vệ về các vấn đề liên quan đến GDTC và TDTT; Tham gia hoạt động kết nối cộng đồng để hình thành được ý tưởng khởi nghiệp… 6. Chuẩn đầu ra của ngành học PLO1: Vận dụng được kiến thức khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên – xã hội trong hoạt động Giáo dục thể chất và Thể dục Thể thao. PLO2: Vận dụng được kiến thức khoa học Thể dục Thể thao để giải quyết những vấn đề trong hoạt động Giáo dục Thể chất và Huấn luyện Thể thao. PLO3: Tổ chức được hoạt động giáo dục thể chất, đào tạo, huấn luyện  thể thao theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. PLO4: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao. PLO5: Tổ chức được sự kiện thể dục thể thao. PLO6: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu Thể dục Thể thao. PLO7: Phát triển kỹ năng giao tiếp, có tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến công việc. PLO8: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực phù hợp với đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.

783, Phạm Hữu Lầu,P.6, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp

0277.3883404- Fax: (0277) 388 1713