Kinh Doanh Hộ Gia Đình Có Những Đặc Điểm Cơ Bản Sau
I. Đối với cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn: 1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy định tại Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ; b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ; c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ. * Tại thời điểm hiện nay, NHCSXH triển khai cho vay được tại 05 xã và 01 thôn bao gồm: Xã Ngọc Tụ, ĐăkRơNga, Đăk Trăm, Pô Kô, Văn Lem và thôn Kon Đào - xã Kon Đào. 2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại mục I khoản 1 văn bản này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Đối tượng được vay vốn: Các hộ gia đình theo quy định của pháp luật (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm tại vùng khó khăn theo quy định tại mục I khoản 1 và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại mục I khoản 4 Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là người vay vốn). 4. Điều kiện vay vốn: Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận. Đại diện người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh. Người vay vốn không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Người vay vốn không có dư nợ tại NHCSXH đối với các chương trình như sau: a) Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; b) Chương trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). c) Các chương trình tín dụng cho vay khác đối với hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (nếu có).” 5. Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người vay vốn.” 6. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay bằng 9%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Lãi suất cho vay đảm bảo nguyên tắc bù đắp lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý đối với Chương trình này. Trong đó, lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.” 7. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Thời hạn cho vay của từng dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh do NHCSXH nơi cho vay quyết định, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay vốn và chu kỳ sản xuất, kinh doanh của từng dự án hoặc phương án vay vốn. 8. Bảo đảm tiền vay: Người vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.” 9. Xử lý rủi ro: Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.” II. Đối với cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: 1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ; b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ; c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ. * Tại thời điểm hiện nay, NHCSXH triển khai cho vay được tại 05 xã và 01 thôn bao gồm: Xã Ngọc Tụ, ĐăkRơNga, Đăk Trăm, Pô Kô, Văn Lem và thôn Kon Đào - xã Kon Đào. 2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại mục II khoản 1 văn bản này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Đối tượng vay vốn: 3.1. Thương nhân (Bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh) hoạt động thương mại thường xuyên ở vùng khó khăn theo quy định tại mục II khoản 2 văn bản này (sau đây gọi chung là khách hàng vay vốn). 3.2. Hoạt động thương mại: là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm sinh lợi khác, thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4. Điều kiện vay vốn: 4.1. Được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thương nhân hoạt động thương mại xác nhận có thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn. 4.2. Có vốn tự có (Bao gồm: Giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn vay cho hoạt động thương mại tại địa bàn vùng khó khăn. 4.3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định tại mục II khoản 9 văn bản này. 5. Mức vốn cho vay: 5.1. Đối với thương nhân là cá nhân: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/cá nhân. 5.2. Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật: Mức vốn cho vay tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.” 6. Lãi suất cho vay: 6.1. Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong từng thời kỳ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 6.2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. 7. Thời hạn cho vay: 7.1. Thời hạn cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn nhưng tối đa không quá 5 năm và không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Giấy phép hoạt động (nếu có). 7.2. Thời hạn cho vay của từng trường hợp do NHCSXH nơi cho vay quyết đinh, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng và chu kỳ hoạt động thương mại. 8. Mục đích sử dụng vốn vay: 8.1. Đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, kho tang, trang thiết bị và các tài sản khác. 8.2. Mua sắm hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dung, các động sản khác được lưu thông trên thị trường. 8.3. Góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tại địa bàn vùng khó khăn quy định tại mục II khoản 2 văn bản này. 9. Bảo đảm tiền vay: 9.1. Thương nhân vay vốn đến 100 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. 9.2. Thương nhân vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.”
Vì sao du lịch sinh thái lại là xu hướng của tương lai
du lịch sinh thái trong vài năm gần đây đang có sự phát triển mạnh mẽ và chắc chắn nó sẽ trở thành một xu hướng trong tương lai gần lý do là bởi vì du lịch sinh thái phát huy được nét đẹp thiên nhiên vốn có, tận dụng được nguồn lực địa phương, bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa, mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng cũng như du khách, bảo tồn được các giá trị văn hóa thể thao du lịch tại địa phương, xây dựng cải thiện môi trường và rất nhiều giá trị hữu ích khác. Với nhiều tiềm năng như vậy chắc chắn du lịch sinh thái sẽ trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.