Lực Lượng Lao Động Việt Nam 2021
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2024 tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,4 triệu người.
Thực trạng nhu cầu lực lượng lao động Việt Nam hiện nay
Lực lượng lao động Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh phục hồi kinh tế với sự gia tăng số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm đối tượng đặc biệt và sự chênh lệch về kỹ năng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến quý đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 trở lên, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Con số này phản ánh sự gia tăng đáng kể của lực lượng lao động Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc thu hút đầu tư và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có đến 51,3 triệu người lao động có việc làm. Mặc dù con số này đã giảm nhẹ 0.25% so với quý trước, chủ yếu giảm ở khu vực nông thôn và ở nam giới tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Đặc biệt, số lao động có việc làm hiện nay đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, phản ánh sự hồi phục và ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam.
Lao động làm công việc tự sản tự tiêu
Từ cuối năm 2021, số lượng lao động làm công việc tự sản tự tiêu có xu hướng giảm dần qua các quý. Tuy nhiên, đến quý I năm 2024, con số này đạt 3,9 triệu người, tăng 492,4 nghìn người so với quý trước và giảm 51,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn lao động làm công việc tự sản tự tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 86,6% và ở nữ giới chiếm 63,7%.
Trong tổng số 3,9 triệu lao động này, có khoảng 2,1 triệu người đang trong độ tuổi lao động, tương ứng với 54,5%. Đáng chú ý, hầu hết lao động tự sản tự tiêu không có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng yêu cầu cao về tay nghề và kỹ năng, cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm được công việc tốt là rất khó khăn.
Xây dựng 1 triệu nhà ở cho công nhân, người lao động
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021 - 2030", đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong KCN - KCX.
Đề án phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
– Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
– Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Thúc đẩy tăng năng suất lao động
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động trong đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ. Nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao, người lao động Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro mất việc làm và bất ổn về an sinh xã hội.
Để nâng cao năng suất lao động, tháng 11.2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.
Mục tiêu là đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.
Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc T.Ư cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và 35 - 40% vào năm 2030; tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đạt dưới 30% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030; nâng cao tỷ trọng đóng góp của KH-CN, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP vào năm 2025 và đạt khoảng 50% GDP vào năm 2030.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.
Giải pháp được Chính phủ đề ra là lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế; nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam; thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động…
Lao động không sử dụng hết tiềm năng
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng tại Việt Nam trong quý I năm 2024 dao động ở mức 4,4%, tương đương khoảng 2,3 triệu người. Trong đó, tỷ lệ này tại khu vực thành thị là 3,9% và khu vực nông thôn là 4,7%. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng nằm trong nhóm tuổi từ 15-34, chiếm 49,0% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động của nhóm tuổi này trong tổng lực lượng lao động.
Điều này cho thấy một phần lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trẻ, chưa được khai thác hết khả năng. Việc tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của nhóm lao động trẻ là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế. Các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giảm tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong tương lai.