Thoát khỏi cuộc sống thực và thực hiện các nhiệm vụ kỳ lạ và tuyệt vời trong các trò chơi mô phỏng của chúng tôi.

THÊM KIẾN THỨC – THÊM TỰ TIN

Bạn đã bắt đầu quá trình nghiên cứu với một bộ hồ sơ tốt, và giờ là lúc để bắt đầu đặt cược: Tìm hiểu thêm về chức năng nhiệm vụ, những thành tựu và sự kiện quan trọng của công ty. Bạn cũng cần đọc các thông tin trên các kênh truyền thông xã hội song song với tìm hiểu thông tin về ngành nghề, sự cạnh tranh và người sẽ phỏng vấn bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy tự tin.

Quần áo bạn lựa chọn mặc đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp, hãy thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì (có thể mặc vét khi phỏng vấn tại ngân hàng, hay mặc những bộ quần áo thông thường khi tới các công ty quảng cáo v.v…). Và hãy nhớ rằng nếu bạn chưa bao giờ mặc vét và muốn mặc tới dự phỏng vấn, hãy luyện tập trước một chút (bạn có thể cảm thấy khó chịu và vì vậy trông bạn cũng sẽ không thoải mái). Đừng quên đánh bóng giày của bạn và đảm bảo rằng không có vết rộp nào trên giầy khi bạn ra khỏi nhà.

… VÀ SẴN SÀNG CHO NHỮNG CÂU HỎI KHÓ

Sao bạn không nói cho tôi biết về những điểm yếu của bạn nhỉ? Đây là cách mà bạn sẽ ghi điểm với những câu hỏi khó như vậy: Chọn lấy một điểm yếu của bản thân và khéo léo biến nó thành một điểm mạnh liên quan đến công việc. “Tôi là một người hơi thiếu kiên nhẫn, chỉ đơn giản là vì tôi muốn hoàn thành công việc đúng hạn và không làm ảnh hưởng tới công việc của cả nhóm.” Điều quan trọng là phải trung thực và đừng bao giờ trả lời rằng: “Tôi không có điểm yếu nào cả”.

CHUẨN BỊ KỸ CÁC CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG

Có thể cược rằng bạn chắc chắn sẽ phải nói đôi điều với người phỏng vấn về bản thân bạn, lý do bạn nên được tuyển dụng và những mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy luyện tập trước các câu trả lời nhưng đừng có vẻ như cố gắng học thuộc. Đừng chỉ ghi nhớ những thông tin trong CV của bạn và gần như đọc hết ra khi được hỏi về bản thân. Sẽ là thông minh nếu bạn chỉ tham khảo những thông tin đó vì có vẻ như là người phỏng vấn đã có một bản thông tin đó trước mặt rồi, chỉ nhắc tới những sự kiện hay những điểm chính khi cần thiết, và đảm bảo bạn luôn thêm những câu chuyện thú vị về những thông tin đã nêu trong CV của bạn.

MẸO TĂNG TỈ LỆ ĐẬU PHỎNG VẤN VISA MỸ

Xin visa Mỹ vốn là việc không dễ dàng. Từ khâu ban đầu là chuẩn bị hồ sơ, đến việc làm những thủ tục khác đã làm bạn tốn nhiều thời gian và công sức. Khi mọi thứ đã đầy đủ và hoàn hảo thì khâu phỏng vấn là một trong những yếu tố quyết định. Sau đây là những lưu ý để bạn có buổi phỏng vấn visa Mỹ tốt và thuận lợi nhất có thể

1. Chứng minh bạn sẽ quay về nước

Nếu bạn là một sinh viên đại học, Lãnh sự quán sẽ hỏi bạn về dự định cụ thể như kế hoạch của bạn trong tương lai sau khi học xong, mong muốn công việc trong môi trường như thế nào. Đối với diện khác, bạn phải chứng minh những thứ ràng buộc bạn với quê quán hoặc nơi ở hiện tại, như công việc, gia đình, triển vọng việc làm trong tương lai, các khoản đầu tư,...

Tất nhiên, hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau, và không có một sự đảm bảo nào chắc chắn bạn sẽ được cấp thị thực, nhưng nếu bạn chứng minh bản thân sẽ quay về nước sau khi học hoặc du lịch xong, tỷ lệ đậu sẽ cao hơn.

Bạn phải chứng minh rằng bạn có lý do để trở về quê nhà, mạnh mẽ hơn những lý do ở lại Hoa Kỳ

2. Chuẩn bị vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp

Một gợi ý là bạn nên luyện tập nói tiếng Anh với người bản ngữ trước khi phỏng vấn, vì nếu bạn sang Mỹ với mục đích du học thì sẽ được hỏi bằng tiếng Anh. Nếu bạn đến Mỹ để học khóa tiếng Anh, bạn cần trình bày lý do vì sao lại chọn học tại Mỹ mà không học tại Việt Nam.

3. Cùng người thân đến buổi phỏng vấn tùy độ tuổi

Theo quy định của sứ quán thì học sinh dưới 17 tuổi (tính đến ngày đi phỏng vấn) phải có ba mẹ/người giám hộ đi cùng. Còn học sinh vào ngày phỏng vấn đã đủ 17 tuổi thì ba mẹ/người giám hộ ko được phép vào phỏng vấn cùng.

4. Hiểu rõ chương trình học và vì sao ngành đó phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp của bạn trong tương lai

Nếu bạn không thể trình bày rõ lý do vì sao bạn chọn học chương trình đó, bạn có thể sẽ thất bại trong việc xin visa. Bạn cũng nên giải thích việc học tập tại Mỹ sẽ là bước phát triển lớn trong sự nghiệp tương lai của bản thân sau khi trở về nước.

Vì khối lượng hồ sơ nhận được mỗi ngày rất lớn, tất cả các viên chức lãnh sự đều phải chịu áp lực về thời gian để thực hiện một cuộc phỏng vấn visa Mỹ nhanh chóng và hiệu quả. Phần lớn, họ phải đưa ra quyết định trong một hoặc hai phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Do đó, những gì bạn nói đầu tiên và ấn tượng ban đầu xây dựng là rất quan trọng cho sự thành công của bạn. Hãy trả lời các câu hỏi của viên chức thật ngắn gọn, súc tích và đi vào trọng tâm.

6. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu bổ sung khi đi phỏng vấn visa Mỹ

Bạn cần sắp xếp tài liệu sao cho hợp lý, dễ nhìn để viên chức lãnh sự biết bạn đang xuất trình những tài liệu, văn bản nào. Hãy nhớ rằng bạn sẽ chỉ có ít phút được phỏng vấn visa Mỹ nên mọi thứ phải thật nhanh chóng và hợp lý.

7. Nhấn mạnh mục đích sang Mỹ để học tập

Mục đích chính của bạn đến Mỹ là để học tập chứ không phải để có cơ hội làm việc trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Trong khi nhiều sinh viên làm việc off-campus (ngoài khuôn viên trường) trong quá trình học, cũng chỉ là những công việc làm thêm để lấy kinh nghiệm hoặc hỗ trợ về mặt tài chính, nhưng mục đích cuối cùng của họ vẫn phải là hoàn thành chương trình giáo dục tại Mỹ.

Nếu bị từ chối cấp visa thì bạn không nên tỏ ra khó chịu, sẽ tạo ấn tượng xấu cho những lần phỏng vấn visa Mỹ sau. Bạn chỉ cần giữ thái độ lịch sự, lễ phép và tích cực từ đầu buổi phỏng vấn cho đến khi ra về là được.

Với hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học và hàng ngàn trường hợp phỏng vấn xin visa Mỹ thành công ngay từ lần đầu tiên, Á - Âu sẽ hỗ trợ tận tình từng bước trong quy trình làm hồ sơ xin visa để giúp học sinh đạt được “giấc mơ Mỹ” sớm nhất có thể.

Xem thêm dịch vụ gia hạn Visa Mỹ uy tín 2022 - 2023

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM

Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73

LUÔN LUÔN (LUÔN LUÔN) CHUẨN BỊ MỘT CÂU HỎI

Việc đặt câu hỏi là một cách đơn giản mà bạn đừng bao giờ bỏ qua để thể hiện tư duy phản biện của mình, chẳng hạn “Có lý do gì để tôi không được nhận không?”. Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện nghi ngờ hay do dự nào từ phía người phỏng vấn, đây chính là cơ hội để bạn làm rõ về yêu cầu công việc và cung cấp thêm thông tin về bản thân.

BIẾT KHI NÀO CÓ THỂ TRÌ HOÃN

Nếu bạn không có câu trả lời và cảm thấy hơi hoảng sợ, hít một hơi thật sâu và hãy hỏi một cách tự tin và bình tĩnh rằng liệu bạn có thể trả lời câu hỏi này sau được không. Tránh nói lan man và đừng để lộ ra sự lo lắng của mình. Sẽ tốt hơn nếu bạn lấy tự tin bằng một vài câu hỏi khác (dễ hơn) và sau đó quay trở lại với những câu hỏi khó. (Ai mà biết được, có thể người phỏng vấn sẽ quên béng mất việc hỏi lại!) Mặc dù vậy phải cảnh báo rằng: Đừng phụ thuộc quá nhiều vào mẹo này và chỉ yêu cầu trì hoãn khi thực sự cần thiết; nếu yêu cầu trì hoãn quá nhiều lần có thể khiến bạn trông có vẻ như là thiếu chuẩn bị.

Không có gì phải lo sợ về những khoảng thời gian thất nghiệp hay hành trình công việc lòng vòng nêu trong CV của bạn. Sau cùng thì bạn có một cuộc phỏng vấn, vậy nghĩa là họ thích hồ sơ của bạn và muốn biết nhiều thông tin hơn. Hãy thành thật và nói rõ những gì bạn đã học được trong những khoảng thời gian gián đoạn đó (dù với bất cứ lý do nào) và bạn sẽ đạt được những gì trong công việc mà bạn đang ứng tuyển; thậm chí một giai đoạn thất nghiệp lại có thể trở thành một lợi thế nếu bạn sử dụng thời gian đó để bằng cách nào đó cải thiện bản thân và tích cực tìm kiếm công việc.

Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc đồng nghiệp cũ của bạn. Nối dối, chia sẻ quá nhiều, hay đùa cợt không đúng lúc hoặc cố gắng cướp lời là những cách “tuyệt vời” khác để tạo ấn tượng xấu. Ăn một chiếc bánh sandwich hành tây trên một chiếc bánh hạt poppy ngay trước khi phỏng vấn cũng có thể có “hiệu quả” tương tự. Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch, vui vẻ và hòa đồng, khá chắc rằng bạn sẽ có một khởi đầu tốt.