Nên Học Đại Học Ở Hà Nội Hay Sài Gòn
Từ khoảng 100 năm nay, có ba dòng người Hà Nội di dân vào Sài Gòn trong 3 giai đoạn: trước 1954, năm 1954 và sau 1975. Họ sống rải rác ở hầu hết các quận của TP.HCM, nhưng tập trung nhiều nhất là ở quận 1, quận 3 và quận Tân Bình. Trong đó, khu dân cư K300, khu phố 4, phường 12, quận Tân Bình được xem là một “lát cắt” của Hà Nội ở vùng đất phương Nam này. Không tiếng nhạc xập xình, không quán xá ồn ào, khu dân cư là một Hà Nội tĩnh lặng, trầm mặc với những mái nhà mang kiến trúc cổ, những tiếng nhạc dân ca, ca trù êm dịu, cùng những quán hàng xén nhỏ xinh.
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội có địa chỉ tại số 2 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trường được thành lập vào năm 1955 và là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Như đã nêu ở trên ULIS là một trường đại học đầu ngành về đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam, ở nhiều cấp bậc khác nhau bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bên cạnh đó, trường còn có hai trường thành viên là Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ và trường Trung học Cơ sở Ngoại ngữ.
Về cơ sở vật chất: Là ngôi trường đầu ngành, lại trực thuộc ĐHQG nên không lấy làm lạ khi ULIS có cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cực kỳ hiện đại. Từ năm 2018, trường đã lắp điều hòa miễn phí cho tất cả các phòng học, ngoài ra trang bị đầy đủ máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy. Trong khuôn viên trường cũng được lắp wifi miễn phí.
Quan trọng nhất, nhà trường đầu tư các phòng máy đánh giá năng lực và phòng học chất lượng cao để phục vụ thi cử và giảng dạy. Các thiết bị dịch lưu động được bổ sung để ứng dụng vào các giờ học biên phiên dịch và các sự kiện của trường. Nếu muốn tìm kiếm tài liệu học tập thì thư viện của ULIS chính là điểm đến lý tưởng của sinh viên bởi chứa rất nhiều đầu sách.
Về học phí: Học phí của ULIS được tính theo số tín chỉ mà sinh viên đăng kí học. Đối với khoa Sư phạm, sinh viên được miễn học phí. Năm học 2019-2020, học phí là 265.000 đồng/tín chỉ. Tổng số tín chỉ trong bốn năm học là 134.
Với chương trình chất lượng cao, kinh phí đào tạo là 35 triệu đồng/năm. Tổng số tín chỉ bốn năm học là 152. Nếu có thành tích học tập tốt, sinh viên còn có thể nhận học bổng. Đối với hệ CLC, sinh viên có cơ hội nhận học bổng lên tới 20 triệu đồng/năm.
Các ngành đào tạo: Theo thông tin trên website chính thức, ULIS hiện đang có những khoa đào tạo sau ở bậc đại học: Khoa Sư phạm tiếng Anh, Khoa tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Các nước nói tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga.
Ngoài ra còn có các khoa: Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập, Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Ngoại ngữ, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục học, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á.
Dù học sư phạm hay ngôn ngữ của một thứ tiếng nào đó thì trong hai năm học đầu tiên, các môn học của 2 ngành này đều hoàn toàn giống nhau. Kết thúc năm học thứ 2 sinh viên toàn trường bắt buộc phải tham gia kì thi Chuẩn đầu ra. Tất cả sinh viên phải đạt trình độ ngoại ngữ C1 theo khung tham chiếu châu Âu. Nếu không qua, sinh viên sẽ phải thi đến khi qua thì thôi. Nếu không đạt chuẩn đầu ra thì không được xét tốt nghiệp.
Từ năm thứ 3, sinh viên Sư phạm sẽ học phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, còn sinh viên Ngôn ngữ sẽ lựa chọn định hướng chuyên ngành để học gồm có: Phiên dịch, du lịch, kinh tế, quốc tế học (hoặc đất nước học), ngôn ngữ học ứng dụng, quản trị học... (tuỳ từng tiếng mà số lượng định hướng chuyên ngành có thể nhiều hoặc ít).
Sinh viên Sư phạm có thể đăng kí học các môn học của ngôn ngữ dưới hình thức môn học tự chọn tự do. Sinh viên ngôn ngữ muốn làm giáo viên thì phải đăng kí học một khoá nghiệp vụ sư phạm.
Bên cạnh đó, sinh viên ULIS còn có cơ hội học tập và lấy bằng nước ngoài. Hiện nhà trường đang hợp tác giảng dạy, nghiên cứu với nhiều trường đại học từ khắp các nước trên thế giới. Và sinh viên có thể tham gia các chương trình liên kết, bằng kép ngắn và dài hạn với các trường này. Ngoài ra, sinh viên có thể sở hữu hai bằng đại học chính quy với một bằng ngoại ngữ do ULIS cấp và một bằng khác do trường thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.
Theo đó ULIS tạo điều kiện cho sinh viên học thêm bằng đại học thứ 2 sau khi kết thúc năm thứ nhất. Yêu cầu để đăng kí học là phải đạt 2.5/4 điểm trung bình tích luỹ. Tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng đại học chính quy.
Tên tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội vốn là University of Languages and International Studies (ULIS - Đại học Ngôn ngữ và Nghiên cứu quốc tế). Cái tên này cũng phần nào phản ánh cách đào tạo có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học của trường. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đi theo con đường nghiên cứu ngôn ngữ.
Từng có một thời gian nhiều thí sinh cho rằng, ULIS chỉ thiên về đào tạo sư phạm. Tuy nhiên điều này là không đúng và có thể thấy thông qua chỉ tiêu tuyển sinh của trường những năm gần đây, khi mà chỉ tiêu khoa Ngôn ngữ luôn cao hơn khoa Sư phạm, thậm chí cao gấp đôi. Điều này cũng tương tự với năm học 2020-2021. Tuy nhiên không thể phủ định một điều, đó là chất lượng đào tạo Sư phạm của trường rất tốt.
Cơ hội việc làm: "Sinh viên ULIS không lo thất nghiệp" là nhận định chung của nhiều người. Thực tế, ULIS vốn trực thuộc Đại học Quốc gia nên cực kỳ có tiếng tăm và được các công ty, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước biết đến, đánh giá cao. Sinh viên của trường muốn tốt nghiệp cũng đều phải trải qua các kỳ thi nghiêm ngặt nên năng lực chuyên môn luôn được đảm bảo.
Chị Hồng Vân (SN 1988) hiện đang là trợ lý giám đốc tại một tập đoàn lớn của Hàn Quốc có trụ sở tại Hà Nội. Vốn là một cựu sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, chị Vân cho biết: "Thời điểm mới ra trường, mình đi xin việc rất thuận lợi. Nhiều nơi chỉ cần nghe thấy là sinh viên Đại học Ngoại ngữ Quốc gia là họ "auto" (tự động) nhận và rất tin tưởng".
Đại học Hà Nội (HANU) có địa chỉ tại Km 9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Giống như ULIS, HANU cũng là ngôi trường đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam ở cả trình độ đại học và sau đại học, bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trường được thành lập vào năm 1959, tên ban đầu là trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đến ngày 15/9/2006 mới đổi thành tên như hiện tại.
Về cơ sở vật chất: HANU có cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy xin sò không kém gì ULIS. Cụ thể trường có hệ thống 20 phòng máy dạy-học ngoại ngữ; phòng dạy dịch ca-bin chuyên nghiệp; phòng dạy-học từ xa đạt tiêu chuẩn châu Âu; hàng chục phòng học đa năng (multimedia).
Trường còn cung cấp mạng quản lý điện tử nội bộ với trên 500 máy tính văn phòng. Thư viện của trường có trên 50.000 đầu sách, 2.000 băng, đĩa CD, hơn 200 máy tính nối mạng (hoạt động 16/24 giờ/ngày). Ngoài ra, trường cũng có hệ thống mạng không dây công nghệ mới phủ sóng toàn khuôn viên. Nhà ăn sạch sẽ, rộng rãi cũng là một điểm cộng của HANU.
Về học phí: Dưới đây là thông tin về học phí chương trình cử nhân hệ chính quy khóa 2020 - 2024 được đăng tải trên website chính thức của nhà trường:
Mức thu/1 tín chỉ CSN, CN, TT, KLTN*
Mức thu/tín chỉ các học phần còn lại
Tổng học phí chương trình đào tạo**
Truyền thông doanh nghiệp (tiếng Pháp)
Quản trị Kinh doanh (tiếng Anh)
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (tiếng Anh)
Tài chính Ngân hàng (tiếng Anh)
Công nghệ thông tin (tiếng Anh)
Truyền thông đa phương tiện (tiếng Anh)
Ngôn ngữ Trung Quốc chất lượng cao
Ngôn ngữ Hàn Quốc chất lượng cao
Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành chất lượng cao (tiếng Anh)
Công nghệ thông tin chất lượng cao (tiếng Anh)
- Học phần các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: CSN = cơ sở ngành, CN= chuyên ngành, TT = thực tập, KLTN = khóa luận tốt nghiệp.
- Thời gian đào tạo trung bình của chương trình cử nhân là 8 học kỳ, riêng các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là 9 học kỳ.
Để khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên và hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, HANU cũng trao tặng rất nhiều học bổng. Có 3 mức học bổng là: Học bổng loại khá - bằng mức học phí năm học của ngành học; Học bổng loại giỏi - bằng 110% mức học bổng loại khá; Học bổng loại xuất sắc - bằng 120% mức học bổng loại khá. Ngoài ra còn có chương trình miễn giảm, hỗ trợ học phí, chi phí học tập,...
Các ngành đào tạo: Về các ngành đào tạo, bạn có thể tham khảo thông tin ở bảng học phí bên trên. Giống như ULIS, HANU cũng là ngôi trường danh tiếng và có mối quan hệ hợp tác với rất nhiều trường đại học quốc tế. Được biết HANU có 13 chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài, gồm toàn những đại học danh tiếng như Đại học La Trobe (Úc), Đại học OxfordBrookes (Anh),...
Với các ngành ngôn ngữ, các sinh viên sẽ được học khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức theo nhóm ngành, khối kiến thức theo chuyên ngành. Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội học trao đổi hoặc chuyển tiếp tại nước ngoài. Chẳng hạn với ngành Ngôn ngữ Trung chất lượng cao, trong thời gian học, sinh viên được đi học trao đổi 1 kỳ hoặc 1 năm tại các trường đối tác của Trường Đại học Hà Nội tại Trung Quốc và Đài Loan.
Ngành Ngôn Anh cũng có chương trình trao đổi tự túc (1 kỳ, 1 năm học), có hỗ trợ học phí, với Đại học Portland State University (Hoa Kỳ) và các trường đại học tại Italy. Các ngành ngôn ngữ khác cũng nhiều cơ hội đi học trao đổi tại nước ngoài.
Sinh viên để được tốt nghiệp phải thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ được học, ngoài ra đạt trình độ Bậc 5 - bậc Cao cấp theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Một điều gây ấn tượng nữa đó là HANU là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đó là các ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán dạy bằng tiếng Anh; ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật v.v... Ngoài ra, Trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài.
Để so sánh giữa ULIS và HANU thì nếu cách đào tạo của ULIS có phần nghiêng về nghiên cứu và mang tính khoa học thì tại HANU tính ứng dụng cao hơn. Sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với nhiều yêu cầu nghề nghiệp.
Cơ hội việc làm: Sinh viên HANU sau khi ra trường cũng có rất nhiều cơ hội việc làm, từ biên phiên dịch, giáo viên, cán bộ hợp tác quốc tế, hướng dẫn viên du lịch, trợ lý dự án đến phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, dạy ngoại ngữ, hợp tác quốc tế, du lịch, truyền thông,...
Chất lượng đào tạo của HANU vốn được khẳng định từ lâu, sinh viên tốt nghiệp đều có chuyên môn tốt nên nhìn chung chuyện tìm việc không mấy khó khăn.
Nhìn chung cả Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội đều là những ngôi trường đầu ngành tại Việt Nam và có những thế mạnh riêng của mình. Ngoài ra, sinh viên của 2 trường đều vô cùng năng động, nhiệt huyết - bởi đây thường là phẩm chất của những người theo học ngoại ngữ, nghiên cứu về văn hóa của một đất nước khác.
Trong những năm sắp tới, cả ULIS và HANU có lẽ sẽ còn tiếp tục được đặt lên bàn cân để so tài cao thấp. Lựa chọn theo học trường nào là tùy theo định hướng và sở thích của các thí sinh. Tuy nhiên có một điều mà mọi thế hệ sinh viên cần phải nhớ: Đó là với người học ngôn ngữ, ngoài việc học trên lớp thì việc tự học, tinh thần học tập chăm chỉ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đỗ vào một ngôi trường danh tiếng mà lại chểnh mảng việc học tập, không tự rèn luyện kiến thức thì cũng khó lòng đạt thành tích tốt.