Theo thông báo khám tuyển phi công quân sự năm học 2024-2025 của báo phòng không-không quân Viện Y học Phòng không-Không quân, Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức khám tuyển tạo nguồn tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan lái máy bay quân sự năm học 2024-2025, như sau:

Để trở thành phi công quân sự cấp 3 máy bay phản lực cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP, quy định về tiêu chuẩn để được trở thành phi công quân sự cấp 3 gồm có như sau:

(1) Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:

- Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;

- Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).

- Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;

- Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.

Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn của người lái tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam.

Theo đó, nhằm đảm bảo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn của người lái tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam.

Cụ thể, đối với người lái tàu bay có quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam dự kiến thực hiện;

b) Đối với người chỉ huy tàu bay chuyến bay chuyên cơ: có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 5.000 giờ bay (trong đó có tối thiểu 1.500 giờ ở vị trí lái chính) khi chuyến bay lớn hơn 02 giờ, tối thiểu là 4.000 giờ (trong đó có tối thiểu 1.000 giờ ở vị trí lái chính) khi chuyến bay nhỏ hơn 02 giờ; có tổng số giờ bay tích lũy trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ ở vị trí lái chính tối thiểu là 500 giờ khi chuyến bay lớn hơn 02 giờ và ở vị trí lái chính tối thiểu là 300 giờ khi chuyến bay nhỏ hơn 02 giờ;

c) Đối với lái phụ: có tổng số giờ bay tích luỹ tối thiểu là 3.000 giờ bay trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình trên chuyến bay lớn hơn 02 giờ; có tổng số giờ bay tích luỹ tối thiểu là 2.000 giờ trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình trên chuyến bay nhỏ hơn 02 giờ;

d) Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực người lái tàu bay trên cơ sở đã đáp ứng tổng số giờ bay tích lũy quy định tại các điểm b, c nêu trên đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát;

đ) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

e) Trong quá trình công tác bay không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên cơ;

g) Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

Có bao nhiêu phân cấp kỹ thuật phi công quân sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP, quy định như sau:

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phi công quân sự hiện nay sẽ được chia thành 03 cấp (kể cả lái chính và lái phụ). Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự sẽ bao gồm:

- Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ);

- Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường;

- Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay.

Đối với người lái tàu bay có quốc tịch nước ngoài

Thông tư nêu rõ, người lái tàu bay có quốc tịch nước ngoài chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang, có trên 2000 giờ bay trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang.

Theo Thông tư, người lái tàu bay có quốc tịch nước ngoài được thực hiện chuyến bay chuyên khoang phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1- Phải có hợp đồng lao động tối thiểu là 24 tháng với hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên khoang của Việt Nam; trường hợp có yêu cầu sử dụng loại tàu bay mới được khai thác tại Việt Nam chưa quá 24 tháng, có thể sử dụng người lái loại tàu bay mới có thời hạn hợp đồng lao động tối thiểu là 03 tháng;

2- Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam;

3- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

4- Trong quá trình công tác bay không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên khoang;

5- Thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam cùng người lái Việt Nam;

6- Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2022.

Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không khẳng định, tiêu chuẩn sức khỏe với phi công dân dụng không khắt khe như phi công quân sự.

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng, Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không là người tuyển chọn những phi công dân dụng phục vụ thương mại đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1993. Hơn 20 năm tuyển chọn và chăm sóc sức khỏe cho những người lái máy bay, ông Bạch Đăng Đồng chứng kiến nhiều thay đổi trong việc giám tuyển sức khỏe phi công ở Việt Nam.

Thay đổi tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thực tế

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng bắt đầu giám định lứa phi công dân dụng đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Thời điểm đó, tiêu chuẩn tuyển chọn phi công dân dụng phục vụ mục đích thương mại được lấy theo tiêu chuẩn phi công quân sự. Vì vậy, các quy chuẩn rất chặt chẽ và rất khó để các ứng viên qua được vòng kiểm tra sức khỏe.

"Khi gửi các học viên đã qua vòng sơ tuyển sang Australia học, các bác sĩ ở nước bạn còn ngạc nhiên vì sao Việt Nam mình tuyển chọn gắt gao như vậy. Tiêu chuẩn này dần được thay đổi vì những điều khoản chặt chẽ không cần thiết và gây  hạn chế nguồn nhân lực", bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhớ lại.

Tiêu chuẩn tuyển chọn phi công quân sự khắt khe hơn phi công dân dụng phục vụ mục đích thương mại.

Cuối những năm 1999, Trung tâm Y tế Hàng không bắt tay vào nghiên cứu tiêu chuẩn sức khoẻ của phi công dân dụng dựa trên so sánh với tài liệu của hàng không quốc tế, Hiệp hội các nhà chức trách hàng không châu Âu, Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Tài liệu đều cho thấy tiêu chuẩn của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Các chuyên gia dựa vào đó để điều chỉnh và phối hợp với Bộ Y Tế, Bộ Giao thông Vận tải để ra mắt và áp dụng Thông tư liên tịch số 18/2012 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không.

Theo thông tư số 18/2012, phi công phải đạt đủ các tiêu chuẩn về ngoại hình như: chiều cao từ 165cm trở lên với nam và 160cm với nữ, cân nặng, không dị tật... Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn sâu về hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, các bệnh lý không cho phép....

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định những tiêu chuẩn này đã bớt khắt khe hơn quy định giám tuyển phi công quân sự trước đó. "Hiện nay các hãng bay ra đời nhiều đáp ứng nhu cầu di chuyển, vận chuyển của nhịp sống hiện đại vì vậy cần rất nhiều phi công. Việt Nam không thể duy trì những tiêu chuẩn quá cứng nhắc mà không cần thiết, tự trói buộc mình. Cần có tiêu chuẩn đúng, được Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế chấp nhận và hệ thống quản lý tốt để có nguồn phi công đáp ứng nhu cầu của các hãng bay", bác sĩ cho biết.

Ông Bạch Đăng Đồng cũng nêu quan điểm thay đổi không có nghĩa là nới lỏng, dễ dãi mà bắt kịp xu thế thế giới và tạo điều kiện để Việt Nam có nguồn phi công dồi dào, thậm chí xuất khẩu phi công  cho Lào, Camphuchia...

Để trở thành phi công dân dụng cần trải qua các vòng tuyển chọn sức khỏe nghiêm ngặt.

Phi công dân dụng không cần theo tiêu chuẩn quân sự

Lý giải nguyên nhân phi công dân dụng không cần "trói buộc" tiêu chuẩn sức khỏe theo tiêu chuẩn quân sự, bác sĩ Bạch Đăng Đồng chỉ ra nguyên nhân chính do yêu cầu làm việc khác nhau.

"Cùng làm việc trên không nhưng nhiệm vụ của phi công quân sự là chiến đấu, phi công dân dụng là chuyên chở, vận chuyển. Phi công quân sự phải thực hiện động tác liên tục, đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Có khi đưa máy bay lên cao tới 90km rồi đột ngột xuống thấp, bắn đạn... Trong khi đó, phi công dân dụng chủ yếu đòi hỏi quan sát thiết bị, liên lạc không đối không, không đối đất", bác sĩ chia sẻ.

Vì nhiệm vụ công việc khác nhau, phi công dân dụng không cần đáp ứng các yêu cầu sức khỏe giống phi công quân sự.

Trong quá trình giám tuyển sức khỏe, phi công quân sự phải khám qua 3 giai đoạn (khám sơ bộ, khám chi tiết, xét nghiệm cận lâm sàng.và khám lần cuối trước khi nhận chứng chỉ bay), phi công dân dụng cũng khám qua 3 giai đoạn như vậy nhưng đơn giản hoá thủ tục để giảm bớt những công đoạn không cần thiết, tránh vất vả cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Qua quá trình giám tuyển thí sinh, bác sĩ Bạch Đăng Đồng đã gặp nhiều thí sinh rất tự tin vì mình cao to, khỏe mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên nhưng vẫn bị loại vì ngồi trên ghế xoay để khám tiền đình được 30 giây là không chịu nổi. Tuy nhiên, có những thí sinh nhìn hơi thấp bé, chỉ đủ tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng tự ti và lo lắng sẽ không đỗ nhưng lại vượt qua vòng khám sức khỏe dễ dàng. Không ít thí sinh đùa vui phòng khám sức khỏe là "điểm chết của những giấc mơ bay".

Sau khi đã trở thành phi công dân dụng, việc khám sức khỏe vẫn được tiến hành thường xuyên để đảm bảo an toàn bay. Với phi công dưới 40 tuổi, việc khám sức khỏe diễn ra định kỳ một lần mỗi năm. Phi công trên 40 tuổi cần đi khám sức khỏe nửa năm một lần. Những phi công đạt điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ kèm chứng chỉ bay. Phi công không đủ tiêu chuẩn sức khỏe sẽ tạm nghỉ để điều trị phục hồi cho đến khi đảm bảo yêu cầu.

"Sức khỏe là yêu cầu quan trọng với phi công vì vậy những ai đam mê nghề, muốn theo học, đang học hay đang làm việc đều cần giữ sức khỏe thể chất và tinh thần tốt", bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định.

Tiêu chuẩn thi tuyển Phi công dân sự

Bài kiểm tra tiền đình khi khám sức khỏe cho học viên thi tuyển Phi công.

Để trở thành Phi công, ngoài vòng khám sức khỏe là điều kiện đầu tiên, học viên cần tham gia khóa học Phi công tại các cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.

Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training) được thành lập bởi Vietnam Airlines, hiện là đơn vị đào tạo và cung cấp phi công lớn nhất cho ngành Hàng không Việt Nam kể từ năm 2008.

100% phi công tốt nghiệp tại Bay Việt được đảm bảo việc làm tại Vietnam Airlines với cơ hội được điều khiển những tàu bay tối tân nhất hiện nay. Tại Vietnam Airlines, cứ 4 phi công Việt Nam đang khai thác thì có một phi công tốt nghiệp từ Bay Việt.

Liên hệ đăng ký khám tuyển sức khỏe Phi công: 0909 345 860 – 0905 325 860

Tìm hiểu thêm về con đường trở thành Phi công tại website.

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng, Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không là người tuyển chọn những phi công dân dụng phục vụ thương mại đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1993. Hơn 20 năm tuyển chọn và chăm sóc sức khỏe cho những người lái máy bay, ông Bạch Đăng Đồng chứng kiến nhiều thay đổi trong việc giám tuyển sức khỏe phi công ở Việt Nam.

Thay đổi tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thực tế

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng bắt đầu giám định lứa phi công dân dụng đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Thời điểm đó, tiêu chuẩn tuyển chọn phi công dân dụng phục vụ mục đích thương mại được lấy theo tiêu chuẩn phi công quân sự. Vì vậy, các quy chuẩn rất chặt chẽ và rất khó để các ứng viên qua được vòng kiểm tra sức khỏe.

"Khi gửi các học viên đã qua vòng sơ tuyển sang Australia học, các bác sĩ ở nước bạn còn ngạc nhiên vì sao Việt Nam mình tuyển chọn gắt gao như vậy. Tiêu chuẩn này dần được thay đổi vì những điều khoản chặt chẽ không cần thiết và gây hạn chế nguồn nhân lực", bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhớ lại.

Cuối những năm 1999, Trung tâm Y tế Hàng không bắt tay vào nghiên cứu tiêu chuẩn sức khoẻ của phi công dân dụng dựa trên so sánh với tài liệu của hàng không quốc tế, Hiệp hội các nhà chức trách hàng không châu Âu, Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Tài liệu đều cho thấy tiêu chuẩn của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Các chuyên gia dựa vào đó để điều chỉnh và phối hợp với Bộ Y Tế, Bộ Giao thông Vận tải để ra mắt và áp dụng Thông tư liên tịch số 18/2012 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không.

Theo Thông tư số 18/2012, phi công phải đạt đủ các tiêu chuẩn về ngoại hình như: chiều cao từ 165cm trở lên với nam và 160cm với nữ, cân nặng, không dị tật... Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn sâu về hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, các bệnh lý không cho phép....

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định những tiêu chuẩn này đã bớt khắt khe hơn quy định giám tuyển phi công quân sự trước đó. "Hiện nay các hãng bay ra đời nhiều đáp ứng nhu cầu di chuyển, vận chuyển của nhịp sống hiện đại vì vậy cần rất nhiều phi công. Việt Nam không thể duy trì những tiêu chuẩn quá cứng nhắc mà không cần thiết, tự trói buộc mình. Cần có tiêu chuẩn đúng, được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế chấp nhận và hệ thống quản lý tốt để có nguồn phi công đáp ứng nhu cầu của các hãng bay", bác sĩ cho biết.

Ông Bạch Đăng Đồng cũng nêu quan điểm thay đổi không có nghĩa là nới lỏng, dễ dãi mà bắt kịp xu thế thế giới và tạo điều kiện để Việt Nam có nguồn phi công dồi dào, thậm chí xuất khẩu phi công cho Lào, Camphuchia...

Phi công dân dụng không cần theo tiêu chuẩn quân sự

Lý giải nguyên nhân phi công dân dụng không cần "trói buộc" tiêu chuẩn sức khỏe theo tiêu chuẩn quân sự, bác sĩ Bạch Đăng Đồng chỉ ra nguyên nhân chính do yêu cầu làm việc khác nhau.

"Cùng làm việc trên không nhưng nhiệm vụ của phi công quân sự là chiến đấu, phi công dân dụng là chuyên chở, vận chuyển. Phi công quân sự phải thực hiện động tác liên tục, đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Có khi đưa máy bay lên cao tới 90km rồi đột ngột xuống thấp, bắn đạn... Trong khi đó, phi công dân dụng chủ yếu đòi hỏi quan sát thiết bị, liên lạc không đối không, không đối đất", bác sĩ chia sẻ.

Trong quá trình giám tuyển sức khỏe, phi công quân sự phải khám qua 3 giai đoạn (khám sơ bộ, khám chi tiết, xét nghiệm cận lâm sàng.và khám lần cuối trước khi nhận chứng chỉ bay), phi công dân dụng cũng khám qua 3 giai đoạn như vậy nhưng đơn giản hoá thủ tục để giảm bớt những công đoạn không cần thiết, tránh vất vả cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Qua quá trình giám tuyển thí sinh, bác sĩ Bạch Đăng Đồng đã gặp nhiều thí sinh rất tự tin vì mình cao to, khỏe mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên nhưng vẫn bị loại vì ngồi trên ghế xoay để khám tiền đình được 30 giây là không chịu nổi. Tuy nhiên, có những thí sinh nhìn hơi thấp bé, chỉ đủ tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng tự ti và lo lắng sẽ không đỗ nhưng lại vượt qua vòng khám sức khỏe dễ dàng. Không ít thí sinh đùa vui phòng khám sức khỏe là "điểm chết của những giấc mơ bay".

Sau khi đã trở thành phi công dân dụng, việc khám sức khỏe vẫn được tiến hành thường xuyên để đảm bảo an toàn bay. Với phi công dưới 40 tuổi, việc khám sức khỏe diễn ra định kỳ một lần mỗi năm. Phi công trên 40 tuổi cần đi khám sức khỏe nửa năm một lần. Những phi công đạt điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ kèm chứng chỉ bay. Phi công không đủ tiêu chuẩn sức khỏe sẽ tạm nghỉ để điều trị phục hồi cho đến khi đảm bảo yêu cầu.

"Sức khỏe là yêu cầu quan trọng với phi công vì vậy những ai đam mê nghề, muốn theo học, đang học hay đang làm việc đều cần giữ sức khỏe thể chất và tinh thần tốt", bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định.