Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn

địa điểm tổ chức lễ hội Halloween ấn tượng tại Đà Nẵng

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta hãy cùng khám phá “Top 5 địa điểm tổ chức lễ hội Halloween – Lễ hội ở Đà Nẵng thu hút giới trẻ”. Đây đều là những nơi đặc biệt để bạn có thể tận hưởng ngày Halloween theo một cách đáng nhớ nhất!

Không chỉ dành riêng cho giới trẻ, mà còn dành cho các em nhỏ đáng yêu, Halloween luôn là dịp mà cả gia đình háo hức chờ đợi. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi vui chơi cho trẻ nhỏ trong mùa Halloween, thì Helio Center chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ lỡ.

Là trung tâm giải trí đa dịch vụ đầu tiên tại Đà Nẵng, Helio Center đã liên tục tổ chức lễ hội Halloween cho trẻ em với nhiều hoạt động hấp dẫn và trang trí đáng yêu.

Trong số những địa điểm tổ chức lễ hội Halloween – Lễ hội ở Đà Nẵng thu hút giới trẻ, không gì có thể so sánh với các trải nghiệm tại Bà Nà Hills – Sự kết hợp độc đáo giữa việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Bà Nà Hills và tham gia những hoạt động thú vị mùa Halloween.

Tại đây, bạn sẽ bước vào không gian Halloween đầy kỳ bí với cơ hội chụp ảnh “sang chảnh” trong bầu không khí huyền diệu, với các trái bí ngô khổng lồ, cỗ xe bí vàng và ngôi nhà kỳ thú.

Ngoài ra, bạn còn có cơ hội gặp gỡ những nhân vật cổ tích quen thuộc và thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật cuốn hút.

Với vị trí thuận lợi ngay trên đường Bạch Đằng, bên bờ sông Hàn thơ mộng, cùng không gian thiết kế độc đáo, Memory Lounge Café luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những du khách ghé thăm thành phố biển Đà Nẵng.

Trong dịp Halloween, Memory Lounge Café cũng tổ chức nhiều hoạt động thú vị để khách hàng tận hưởng một mùa Halloween vui vẻ và ý nghĩa.

Các hoạt động bao gồm lễ hội hóa trang, gặp gỡ nghệ sĩ, và trao giải thưởng cho những bộ trang phục ấn tượng, độc đáo.

Công viên Châu Á (Asia Park) là một trong những địa điểm tại Đà Nẵng tổ chức Lễ hội Halloween, nơi bạn sẽ đắm chìm trong không gian ma mị và huyền bí của ngày lễ này.

Tại đây, bạn có cơ hội biến hóa thành những nhân vật đáng sợ và kỳ quái, chụp ảnh “check-in” tại một vương quốc bí ngô kỳ ảo. Hãy để mình lạc vào những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn tại đây.

Một số lưu ý khi đi tham dự lễ hội Halloween

Tất cả mọi người đều muốn có một lễ hội Halloween vui vẻ và an toàn. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng để bạn nên xem xét khi tham dự lễ hội Halloween:

Trang phục an toàn và thoải mái: Chọn trang phục Halloween thoải mái và an toàn để tránh tai nạn không mong muốn. Đảm bảo rằng bạn có thể di chuyển dễ dàng và không bị hạn chế tầm nhìn hoặc thở khó. Nếu bạn sử dụng mặt nạ, hãy chắc chắn có đủ không gian để thoát khỏi mặt nạ trong trường hợp cần thiết.

Kiểm tra đồ ăn và đồ uống: Nếu bạn tham gia bữa tiệc Halloween hoặc mua đồ ăn và đồ uống tại lễ hội, hãy kiểm tra kỹ trước khi tiêu thụ. Tránh tiếp nhận hoặc chia sẻ thực phẩm có vẻ không an toàn hoặc không rõ nguồn gốc.

Trẻ em và gia đình: Nếu bạn có trẻ em đi cùng, hãy theo dõi chặt chẽ và đảm bảo họ luôn trong tầm kiểm soát của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng khi ở trong khu vực đông người. Đảm bảo rằng trẻ em biết cách liên hệ nếu họ lạc mất bạn.

Lễ hội Halloween – Lễ hội ở Đà Nẵng thu hút giới trẻ không chỉ là một dịp để thư giãn và vui chơi, mà còn là cơ hội để người dân và du khách tận hưởng không gian huyền bí, kỳ quái của lễ hội này.

Và nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng vào dịp lễ Halloween,thì khách sạn Nhu Minh Plaza Đà Nẵng sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Với vị trí thuận lợi và dịch vụ chất lượng, đây sẽ là nơi tuyệt vời để bạn thư giãn và nghỉ ngơi sau một ngày trải nghiệm lễ hội Halloween sôi động!

Vẽ tranh đề tài lễ hội ngày Tết

Những lễ hội Tết được tổ chức ở khắp mọi vùng miền của đất nước là một nét đặc trưng văn hóa thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Lễ hội là dịp để mọi người cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Tìm đề tài vẽ tranh lễ hội ngày Tết, chúng ta cần xác định đó là lễ hội gì, các hoạt động chính trong lễ hội như: hội tịch điền, hội trọi trâu, đấu vật, đua thuyền,... Dưới đây là một số mẫu tranh vẽ đề tài lễ hội ngày Tết đơn giản, đẹp dễ vẽ giúp các bạn tham khảo cho bức tranh của mình:

Trên đây là những bức tranh ngày Tết lễ hội và mùa xuân 2023 đẹp nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Thông tin từ UBND TP. Vũng Tàu, ngày 14/2/2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành quyết định 236-237/QĐ-BVHTTDL ngày 14/2/2023 công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Nghinh Ông và Lễ hội truyền thống Dinh Cô ở Vũng Tàu.

Lễ hội Dinh Cô Long Hải diễn ra từ ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút hàng chục ngàn ngư dân và du khách đến tham dự. (Ảnh: Báo Vũng Tàu)

Lễ hội Dinh Cô từ lễ vía cô dần phát triển thành lễ hội với ý nghĩa cầu an trên biển, cầu quốc thái dân an. Đây là một trong những lễ hội lớn ở vùng biển Nam bộ, tổ chức tại Di tích Dinh Cô - Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, nằm dưới chân núi Thùy Vân, TT. Long Hải. Lễ hội diễn ra từ ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút hàng chục ngàn ngư dân và du khách đến tham dự.

Lễ hội có nhiều hoạt động như: Biểu diễn ca cổ, giao lưu đờn ca tài tử, thi các trò chơi dân gian miền biển (đan lưới, cột lưới, gánh cá…), múa lân-sư-rồng… thu hút các đội từ nhiều tỉnh Nam bộ đến tham dự. Các nghi lễ trong ngày hội: lễ cầu an tại chính điện vào đêm hôm trước. Bên ngoài diễn ra đêm hội hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội Nghinh Cô nằm trong hệ thống lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần tiêu biểu của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhưng đây không đơn thuần chỉ thờ Mẫu - Nữ thần mà là sự kết hợp của lễ hội Cầu Ngư với tục thờ cúng Thần biển (Bà Thủy Long, cá voi của người Chăm) và tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân địa phương.

Lễ hội Dinh Cô bao gồm phần Lễ và phần Hội.

Trước ngày chánh lễ (mùng 10 và 11/2 âm lịch) có những đêm hội hoa đăng trên biển. Hàng vạn ghe thuyền kết hoa đăng rực rỡ đậu kín bên bờ biển, hướng mũi vào Dinh Cô. Từ ngày chánh lễ (12/2 âm lich), từ sáng sớm các ghe thuyền quay hướng ra biển làm lễ Nghinh Cô. Một chiếc ghe của dân chài được coi là đi biển giỏi nhất trong năm được chọn dẫn đầu,trên có ngai, long vị Cô cùng các vị trong ban nghi lễ,các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm và đội lân sư rồng. Đoàn ghe thuyền nối nhau ra khơi trong tiến trống vang trời. Đi khoảng 2-3 hải lý, nhắm chừng tới nơi Cô tử nạn ngày xưa, ông chánh bái bắt đầu nghi lễ rước Cô cùng các vị thần linh, ông bà tổ tiên cùng về dinh ăn giỗ.

Trong 3 ngày nay ở lễ hội Dinh Cô, người địa phương và du khách sẽ thức thâu đêm,suốt sáng với những lễ hội đặc trưng như thả đèn hoa đăng,đánh trống,chiêng,đua thuyền và hát "bả trạo".

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong lễ hội

Trong ngày lễ, Dinh Cô được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm, có chăng đèn kết hoa. Các nhà trong vạn ghe đều đặt bàn hương, trên có nhang đèn, bánh trái, mâm xôi... ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ờ bến, mỗi chiếc đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá như Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu và một số thuyền ghe từ miền Trung vào đều trở nên rộng lẫy. Vì thế, ban đêm ở đây hiện ra cảnh nhộn nhịp huy hoàng của hội hoa đăng. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức "Chầu Cô".

Khi đêm xuống những chiếc thuyền ghe chiếu sáng một góc trời. Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về chầu Cô, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lòng thành kính chân thành với Cô cùng với sự mong cầu Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe nhiều tôm cá. Chính từ quan niệm ấy cho nên tất cả các thuyền ghe đều thi đua trang trí thuyền ghe của mình sao cho đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ màu sắc.

Một nghi thức khác xuất hiện trong lễ hội Nghinh Cô là lễ phóng sinh. Người ta mua chim để trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một mà nhân dân một số nơi vẫn làm.

Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô ở Bà Ria Vũng Tàu có các đoàn hát về diễn tuồng và hát bội. Các vở diễn cũng có nội dung giống như các vở diễn trong lễ Nghinh Cô. Ngoài ra, người ta còn tổ chức múa lân sư rồng, múa bông (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc) và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trò chơi dân gian này thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong lòng tham gia. Vì vậy mà trò chơi này thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi vì sự cổ vũ nhiệt tình của người xem, giúp cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn.

Lễ hội truyền thống Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 15/8 đến 18/8 âm lịch hằng năm

Lễ hội truyền thống Nghinh Ông ở Vũng Tàu hay còn gọi là Lễ hội Nghinh Ông Đình Thắng Tam là một trong những lễ hội lâu đời được tổ chức vào ngày 15/8 đến 18/8 âm lịch hằng năm. Lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của nhân dân thành phố biển nhằm thể hiện tấm lòng tri ân, biết ơn đến Cá Ông - Vị thần hộ mệnh của ngư dân Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh miền biển nói chung. Thông qua lễ hội, ngư dân còn cầu xin sự bình an mỗi chuyến ra khơi, thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa và một cuộc sống ấm no.

Lễ hội Nghinh Ông có 2 phần là phần Lễ và phần Hội.

Thông thường lễ hội nghinh Ông có lễ rước và lễ tế truyền thống:

Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng (nếu có ở địa phương đó). Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng.

Một nghi thức trong lễ hội Nghinh Ông (Ảnh minh họa)

Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Trước thời điểm lễ hội, đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân được trang trí cờ hoa neo đậu dưới bến sông. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời thỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa đến cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình, đây là một lễ hội đậm đà và mang bản sắc thuần phong mỹ tục sâu sắc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Mỗi năm, khi cái se lạnh của mùa thu bắt đầu làm ngả màu lá cây và trời tối đi, một lễ hội kỳ bí và thú vị bắt đầu nở rộ trên khắp thế giới. Đó là Halloween, một dịp mà người ta thường biến hóa thành những nhân vật ma quái, tham gia vào các hoạt động đầy thú vị, và kỷ niệm trong không khí ma mị độc đáo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa bạn đi từ A đến Z để khám phá sâu hơn về lễ hội Halloween – Lễ hội ở Đà Nẵng thu hút giới trẻ hàng năm.