Việt Nam Từ 1975 Đến Nay
3. Một số xu hướng chuyển biến chính văn hóa chính trị Việt Nam từ năm 1975 đến nay
IV. Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Đạo Phật truyền bá vào Việt Nam, đến nay đã trên 2000 năm và đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người Việt. Những quan điểm trong giáo lý, giáo luật,…của Phật giáo gần với đời sống tâm linh của người Việt, với những nét văn hoá Việt. Trong khoảng thời gian dài đó, do sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, đạo Phật cũng trải qua một số bước phát triển và hình thành nên một số giai đoạn tương đối rõ rệt.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo Việt Nam từ việc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đã chuyển sang chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, Phật giáo Việt Nam tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc. Không bao lâu Phật giáo Bắc phương đã chiếm ưu thế và thay vị trí của Phật giáo Nam phương vốn có từ trước. Đồng thời sự ảnh hưởng đó còn được thể hiện qua việc ba tông phái chính của Trung Hoa cũng được truyền vào Việt Nam đó là Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông và qua một số tập tục như: tập tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục cúng sao hạn, xin xăm, bói quẻ,… Vì thế Phật giáo Mật tông đã bao trùm mọi tín ngưỡng bình dân trong lòng nó tại Ấn Độ cũng như ở Giao Châu lúc bấy giờ. Riêng ở Giao Châu nước ta, khuynh hướng này rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian thờ phúc thần, nhiên thần, thờ Mẫu, tín ngưỡng vật linh... đồng thời phù hợp với phong tục của người Việt nên nó trở thành một yếu tố khá quan trọng trong sinh hoạt Thiền môn
Trong hoàn cảnh văn hoá giao lưu phức tạp, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ này phát triển theo khuynh hướng Thiền. Theo Nguyễn Lang trong “Việt Nam Phật giáo sử luận” cho rằng Thiền học Việt Nam khởi đầu bởi Khương Tăng Hội vào đầu thế kỷ III. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng Thiền ở Việt Nam trở thành tông phái bắt đầu từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 580, Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Giao Châu trú tại chùa Pháp Vân giảng dạy Phật pháp và lập ra dòng Thiền đầu tiên ở chùa Dâu. Từ đó dòng Thiền bắt đầu phát triển ở nước ta. Sang đến thế kỷ thứ IX, Phật giáo Việt Nam còn có thêm một mối giao lưu khác là Thiền tông Trung Quốc truyền sang với dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Thiền phái này mang đậm dấu ấn Thiền học Trung Hoa với tư tưởng chân lý ở ngay trong lòng mình, Phậttại tâm. Chân lýđó giúp con người có thể tu chứng trực tiếp, chứ không cần nắm bắt qua ngôn ngữ, văn tự. Thiền phái Vô Ngôn Thông chủ trương bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật. Tóm lại, Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần đã phát triển trên cơ sở của ba mối giao lưu - tiếp biến bởi có 3 nguồn du nhập: - Phật giáo Đại thừa với khuynh hướng Thiền học từ Nam Ấn trực tiếp truyền sang bằng đường biển từ cuối thế kỷ thứ I trước Công nguyên hoặc những năm đầu sau Công nguyên với kinh văn hệ Bát nhã; - Thiền tông Ấn Độ truyền sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam với vai trò của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi vào thế kỷ thứ VI với tư tưởng vô trụ, siêu việt hữu - vô; - Thiền tông Trung Quốc truyền vào Việt Nam với vai trò của ngài Vô Ngôn Thông vào thế kỷ thứ IX với pháp môn Đốn ngộ và tư tưởng Phật tại tâm.
Điều này được thể hiện rõ khi ta xem xét những quan điểm trong sách “Lý Hoặc Luận” của Mâu Tử và trong các kinh mà Khương Tăng Hội đã dịch. “Trong bài tựa kinh “An ban thủ ý” Tăng Hội có viết: “An ban là đại thừa của chư Phật để tế độ chúng sinh… Ngoài ra ông còn dịch kinh “Tiểu phẩm bát nhã” (Bát thiên tụng bát nhã) là kinh điển căn bản và xuất hiện sớm nhất trong văn hệ Bát Nhã thuộc khuynh hướng Đại thừa”. •
Đứng trước thách thức và cơ hội của sự hội nhập toàn cầu, Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng cần làm gì trước sự nhận định vượt thời gian của nhà bác học lỗi lạc người Đức ở thế kỷ XX:
Hay câu nhận định riêng về Phật giáo Việt Nam:
Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì với tinh thần thể nhập tùy duyên mà bất biến… để hóa giải cho việc phát triển nhưng thiếu tính bền vững, ở nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế và văn hóa… nhằm đáp ứng cho bước phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ở thế kỷ XXI.
Để phát huy vai trò nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khẩu hiệu hiện đại hóa đất nước ở thế kỷ XXI hoàn toàn thích hợp với phương châm “Tri-túc-hành” trong đạo Phật, là biết dùng các phương thức sử dụng tài năng để soi xét, tìm hiểu. Dùng lý trí để phán đoán sự vật mà không để tình cảm xen lẫn vào. Một trong bốn điểm của “Tứ nhiếp pháp” là người xuất gia hay tại gia làm tất cả mọi công việc hoằng pháp xét thấy có lợi cho bản thân và tập thể. Giai đoan đổi mới và hội nhập hiện nay là cơ hội tuyệt vời để áp dụng khái niệm “Tri hành hợp nhất” của Phật giáo. Bởi từ ngàn xưa Phật giáo có vai trò rất quan trọng đối với các sách lược nhằm “trị quốc, an dân bình thiên hạ” thông qua tinh thần “Bi-Trí-Dũng”. Nên được là một người tu sĩ Phật giáo Việt Nam là điều vinh dự lớn khi được kế thừa truyền thống quí giá của dân tộc.
Việc Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho thấy Việt Nam có vị trí thuận lợi, là nơi giao thoa giữa nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Việc Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ở thời kỳ sơ khởi, được xác định qua các dữ kiện lịch sử của các nhân vật ở lại Việt Nam hoằng hóa, thì Phật giáo được truyền theo trục từ Ấn sang Hoa và ngược lại từ Hoa sang Ấn, mà Việt Nam thì ở chính giữa. Do đó người Việt Nam thời bấy giờ chắc chắn đã thu nhập tư tưởng Phật giáo của cả hai con đường vận chuyển tư tưởng nói trên. Khi đạo Phật truyền vào làng xã, hòa vào văn hóa Việt Nam, thì làng xã không chỉ là một cộng đồng quần cư, một đơn vị hành chính mà còn là một cộng đồng tôn giáo. Chùa làng là điểm cố kết nhân tâm, là nơi khuyên bảo người dân sống theo đạo lý Phật giáo. Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa làng Việt. Hàng nghìn năm, dân ta có lúc mất nước nhưng không mất làng. Văn hóa làng - trong đó chứa nhiều "hàm lượng" văn hóa Phật giáo - vẫn tồn tại. Gắn bó với văn hóa làng, gắn bó với dân tộc Việt, đối phó với những chính sách hà khắc của ngoại xâm, các thiền sư Việt Nam đã hun đúc ý thức về một nền độc lập dân tộc. Phật giáo đã tạo nên tầng lớp trí thức tiêu biểu, với tinh thần nhập thế, gánh vác trách nhiệm trước dân tộc trong thời kỳ đầu gian nan xây nền độc lập (thế kỷ X) và họ đã hoàn thành sứ mệnh đó. Trong Bảy giai đoạn phát triển của Phật giáo đã trình bày trên phản ánh được điều đó. Năm giai đoạn này được xây dựng cơ bản trên hai nền tảng tư tưởng, một là nền tư tưởng Phật giáo quyền năng và hai là tư tưởng tức tâm tức Phật. Hai nền tảng Phật giáo này hòa quyện với nhau, thấm sâu vào đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Và nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc, lấy sứ mệnh của dân tộc làm sứ mệnh của mình. Ðó là tính nhất quán của lịch sử Phật giáo Việt Nam, được biểu hiện qua những bước chuyển mình, đáp ứng yêu cầu của từng chặng đường lịch sử cụ thể, vì lợi ích chung của dân tộc. Tác giả:
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội