Thương hiệu là gì? Đây là một trong những câu hỏi thường thấy nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất cứ đâu: trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện thiết kế và trong rất nhiều thứ khác nữa. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ

Thương hiệu OEM trên Lazada/Tiki là gì ?

Thương hiệu OEM trên Lazada là những sản phẩm đăng bán trên sàn Lazada được người bán để thương hiệu OEM. Theo đó, những sản phẩm khi để thương hiệu này sẽ không cần cung cấp bất kỳ loại giấy tờ nào cho bên Lazada. Người bán có thể cạnh tranh với nhau mà không cần đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đang kinh doanh.

Tương tự Lazada, thương hiệu OEM trên Tiki cũng là những sản phẩm được bán trên sàn thương mại điện từ này mà không cần cung cấp bất cứ giấy tờ nào cho Tiki. Các mặt hàng này chưa đăng ký sở hữu trí tuệ cho một thương hiệu nào nên dễ dàng cạnh tranh khi giao dịch mua bán.

Xem thêm: Top 4 điều phải biết khi đăng ký bán hàng trên Tiki

Không phải sản phẩm nào bán trên Tiki, Lazada, … mang thương hiệu EOM đều là hàng không thương hiệu nên chất lượng kém. Do có quá nhiều người bán những mặt hàng này nên người mua rất khó trong việc chọn ra được sản phẩm tốt nên mới có suy nghĩ và cái nhìn không mấy thiện cảm với thương hiệu OEM.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu tới mọi người trải nghiệm.

Nói cách khác, bộ nhận diện thương hiệu là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp và thương hiệu tới khách hàng. Với khách hàng, nét đặc trưng về logo hoặc slogan sẽ là những điều mà họ nhớ đến thương hiệu và khiến thương hiệu của bạn chiếm ưu thế hơn trong tâm trí của họ.

Nhãn hiệu được bảo hộ là công cụ pháp lý để bảo vệ thương hiệu

Thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng thực chất đã bao gồm nhãn hiệu. Nhãn hiệu là công cụ để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên thị trường. Nhãn hiệu cần được bảo hộ, chứng nhận bởi cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp mới có thể bảo vệ được thương hiệu của mình. Bởi:

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:

“A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.”

Tạm dịch là “Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của những người bán khác nhau“.

Bộ nhận diện thương hiệu tiếng anh là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu chính là việc chủ sở hữu thương hiệu muốn xây dựng 1 bộ quy chuẩn thương hiệu để tạo hiệu ứng tốt với khách hàng, bộ quy chuẩn này sẽ bao gồm logo, thương hiệu, slogan, bao bì nhãn mác, nhãn hiệu, phong bì thư, card visit, màu sắc chủ đạo .v.v. theo 1 trục dọc để khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với thương hiệu khác cho cùng lĩnh vực kinh doanh.

Do đó bộ nhận diện thương hiệu là hệ thống ảnh thống nhất với nhau. Đây là cách doanh nghiệp dùng để định vị thương hiệu của mình.

Bộ nhận diện thương hiệu Tiếng Anh là Corporation Identify Program viết tắt lại chính là CIP.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cần ấn tượng và có sự khác biệt để tạo sự ấn tượng cũng như nâng cao nhận thức của người dùng tới thương hiệu.

Một bộ nhận diện thương hiệu tiếng Anh gồm:

Với bộ nhận diện thương hiệu nó sẽ thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp thông qua các hình ảnh ngôn ngữ, màu sắc và chiến lược truyền thông. Nó không chỉ tạo nên sự khác biệt với những điểm nhấn riêng. Trong đó còn thể hiện sự đặc trưng của doanh nghiệp.

Từ đó sẽ thấy được sự chuyên nghiệp và đẳng cấp trong doanh nghiệp. Ngoài ra, nhờ bộ nhận diện thương hiệu nó sẽ làm công cụ đắc lực hỗ trợ xây dựng được nền tảng giá trị vô hình cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp trong quá trình quản lý, xây dựng. Đẩy mạnh các chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.

Ví dụ: Trọng hoạt động nhượng quyền thương mại, bộ nhận diện giữ một vài trò hết sức quan trọng, giúp khách hàng định hình được sản phẩm hoặc dịch vụ (chỉ cần nhìn là biết đây là cửa hàng kinh doanh gì và của ai) như hệ thống quán cà phê trung nguyên, hệ thống quán cà phê aha, cà phê cộng.

Theo quy định hiện nay, pháp luật sở hữu trí tuệ không quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu mà chỉ quy định với nhãn hiệu. Còn thương hiệu là thuật ngữ được dùng trong tên gọi thông thường của các doanh nghiệp.

Pháp luật Việt Nam cho phép đăng ký và bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu, còn thương hiệu lại không phải từ ngữ được luật quy định nên không được đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên có thể hiểu, bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền cho thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó.

Việc bảo hộ thương hiệu nói chung có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chính bản thân chủ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội. Thương hiệu là giá trị cốt yếu tạo nên sự thành công cho mỗi đơn vị kinh doanh. Tầm quan trọng đó sẽ không thể nào có thể bị phủ nhận. Chính vì thế mà xã hội hiện đại đã đặt ra yêu cầu về đăng ký bảo hộ cho thương hiệu.

Thương hiệu là gì? Bạn có đang hiểu sai về khái niệm?

Sau nhiều cuộc thảo luận, phân tích và thậm chí có những mâu thuẫn về cách định hình khái niệm khi liên tục tư duy phản biện. Vũ và đội ngũ đã thống nhất với nhau nhận định rằng, thương hiệu không phải là một vật chất hữu hình. Hoặc nói cụ thể hơn, không tồn tại dưới dạng vật chất.

Trái lại, thương hiệu được hình thành và không ngừng củng cố dựa trên niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin rằng thương hiệu này luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng, luôn không ngừng thấu hiểu và ra sức giải quyết vấn đề của các khách hàng tiềm năng.

Nếu không có sự tồn tại của thương hiệu trong thế giới mà chúng ta đang sống, thì Apple chỉ đơn thuần là quả táo, Visa chỉ là tấm giấy thông hành đưa bạn đi khắp thế giới, còn Christian Dior mãi mãi chỉ là tên khai sinh của một nhà thiết kế lừng danh.

Nếu thương hiệu không tồn tại song song với những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng sẽ không có cơ sở để tin tưởng rằng số tiền mình chi ra đang được sử dụng đúng chỗ. Hoặc niềm tin mình trao trọn cho doanh nghiệp này liệu có đúng đắn hay không, khi động lực phát triển sản phẩm để thúc đẩy hình ảnh thương hiệu bị thế chỗ bởi những mục tiêu về năng suất hay lợi nhuận tầm thường.

Từ nền tảng của niềm tin, quan điểm và thói quen chi tiêu của người tiêu dùng dần chuyển thành nhận thức tích cực. Từ chỗ niềm tin chỉ xuất phát từ nhu cầu và vấn đề tiêu dùng của bản thân, mỗi khách hàng thân thiết sẽ dần chuyển đổi thành một khách hàng trung thành. Sẵn sàng “buôn chuyện”, quảng cáo miễn phí và tích cực lôi kéo bất cứ ai xung quanh.

Văn hoá Phật Giáo vẫn luôn truyền đạt một luận điểm cho rằng: “Bản thân mình không là gì thì mình mới có thể trở thành tất cả.” Khi bạn đặt câu hỏi cho khái niệm thương hiệu là gì cũng vậy, bản thân không là gì thì thương hiệu mới có thể là bất cứ thứ gì.

Không dừng lại trong giới hạn của tên gọi, nhãn hiệu hay tiêu cực hơn nữa là một thiết kế logo, thương hiệu có thể là bất cứ thứ gì đủ sức tác động đến nhận thức người tiêu dùng.

Khi nghe nói một người đàn ông suốt ngày mặc áo cổ lọ màu đen đi qua đi lại, chẳng ngại ngần sử dụng thứ ngôn ngữ mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được trên bục thuyết trình. Bạn biết chắc rằng người đàn ông đó không ai khác ngoài huyền thoại Steve Jobs của Apple.

Khi ai đó hỏi bạn về một thương hiệu luôn trở thành đầu tàu, sẵn sàng tiên phong cho mọi cuộc cách mạng về xu hướng mới nhất. Thương hiệu sẵn sàng giải thoát cho người phụ nữ khỏi chiếc áo corset nghẹt thở, đập tan dư luận cho rằng trang phục màu đen chỉ phù hợp với người hầu hay những dịp tang lễ, thì bạn nhận ra ngay rằng đó chính là Chanel.

Như bạn thấy đó, thương hiệu có thể là bất cứ thứ gì. Chỉ cần nó đủ sức tác động đến hiểu biết, tâm lý hay nhận thức của bạn thì đó chính là thương hiệu. Thậm chí thương hiệu còn đến từ một giai điệu bắt tai như tiếng nhạc chuông của iPhone, hay mùi hương không lẫn vào đâu được như của Chanel No.5 chẳng hạn.

Vì tất cả những phân tích và bằng chứng kể trên, Vũ tin tưởng là đã đến lúc chúng ta hoàn toàn thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận về khái niệm. Khi bất cứ ai đặt câu hỏi “thương hiệu là gì”, bạn có thể mạnh dạn và tự tin trả lời rằng: Thương hiệu chính là nhận thức tích cực từ người tiêu dùng.