2 Báo Đời Xuyên Không Náo Loạn Thời Phong Kiến
Được một thợ xe giới thiệu, phóng viên kinhdoanhvabienmau.vn có cơ hội thâm nhập vào một số hội, nhóm chuyên mua bán, giao dịch các loại xe giá rẻ. Theo khảo sát và thống kê của phóng viên, hiện có hàng chục hội, nhóm chuyên mua bán, trao đổi, giao dịch các loại xe ô tô giá rẻ, gồm xe nợ xấu Ngân hàng - xe nhập lậu…. (xin tạm gọi tắt là xe “gian”). Xe lậu là những chiếc xe cũ được nhập lậu từ nước bạn Lào và Campuchia về Việt Nam không qua quy trình nhập khẩu hợp pháp. Bởi vậy mà các hội nhóm thường được đặt những cái tên gắn liền với cụm từ “xe Ngân-Lào-Campuchia”.
Về tên gọi kiến trúc phong cách Đông Dương
Một cách phổ biến, chúng ta thường gộp chung kiến trúc xây dựng, trang trí theo phong cách Đông Dương và kiến trúc được xây dựng tại bán đảo Đông Dương (bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia). Đây là hai khái niệm tuy riêng biệt nhưng bao hàm nhau tùy theo ngữ cảnh. Kiến trúc được xây dựng tại Đông Dương bao hàm một tập hợp rộng các công trình thuộc nhiều phong cách được xây dựng trải dài theo thời gian, từ khi người Pháp có mặt đến khi họ rời khỏi khu vực Đông Dương. Còn phong cách Đông Dương chỉ một tập hợp nhỏ hơn với những chủ ý và đặc điểm riêng biệt, song cũng kế thừa nhiều đặc điểm kỹ thuật của kiến trúc xây dựng ở Đông Dương.
Phong cách kiến trúc Đông Dương tuy chỉ được thực hành tập trung trong vài thập kỷ từ thập niên 1920 đến những năm đầu thập niên 1950, nhưng đã để lại dấu mốc đáng lưu ý trong giai đoạn thịnh kỳ của kiến trúc dân sự thời kỳ thuộc địa, đồng thời trở thành tiền đề cho kiến trúc theo trào lưu Hiện đại Nhiệt đới miền Nam Việt Nam về sau. Phong cách Đông Dương cho thấy các kiến trúc sư người Pháp đã có chủ ý tôn trọng văn hóa bản địa trong hoạt động xây dựng đô thị.
Bảo tàng Blanchard de la Brosse sau đổi thành Viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam và nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Ảnh: Tư liệu
Các bản vẽ kiến trúc Bảo tàng Blanchard de la Brosse, lập bởi KTS De Laval vào tháng 3/1926. Ảnh: Tư liệu
Các nghiên cứu thường đồng tình với nhau rằng công trình đầu tiên thể hiện rõ phong cách Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương (Université Indochinois) khởi công từ năm 1923. Ban đầu tòa nhà này vốn không mang thiết kế như hiện tại. Từ khi KTS Ernest Hébrard được mời về làm việc tại Đông Dương, ông bắt đầu đặt vấn đề về việc làm cho kiến trúc dân dụng của người Pháp tại thuộc địa trở nên gần gũi và có kết nối hơn với văn hóa địa phương. Hébrard tiến hành chỉnh sửa thiết kế của tòa nhà với một mức độ trang trí ông cho là vừa đủ và tránh sự sao chép tối nghĩa của họa tiết bản địa. Từ dấu mốc này, Hébrard dẫn dắt các KTS hành nghề tại Đông Dương đi theo đường lối thực hành một phong cách kiến trúc mới mẻ đầy cảm hứng, dẫn đến thành công của những KTS như Auguste Delaval, Felix Dumail, Arthur Kruze… với hàng loạt các kiến trúc mang dấu ấn văn hóa địa phương thuộc nhiều quy mô khác nhau và nhận được đánh giá tích cực cả đương thời và ngày nay.
Nếu chúng ta mở rộng việc xem xét ra khỏi giai đoạn chính quyền dân sự ở Đông Dương đang trong thời kỳ ổn định, cân bằng về ngân sách và nguồn lực, thì hơn nửa thế kỷ trước đó, những nhà truyền giáo châu Âu đến xứ An Nam đã tạo ra những thể nghiệm đáng chú ý. Khi nhìn nhận lại, chúng ta thấy nỗ lực của họ có thể được xem là manh nha của dòng kiến trúc phong cách Đông Dương. Những ngôi thánh đường và nhà nguyện của các giáo họ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 19 thường được mô tả là “những ngôi nhà An Nam kéo dài”, bởi họ tận dụng bộ khung nhà, cấu kiện kiến trúc và trang trí của Việt Nam có tính chất tương tự như trong kiến trúc phương Tây để nhanh chóng dựng nên ngôi nhà của Chúa. Hoạt động truyền giáo của họ đạt được thành công một phần nhờ vào nỗ lực tạo ra những công trình tôn giáo kết hợp kiến trúc bản địa, dẫn dắt giáo dân địa phương trong những trải nghiệm kiến trúc thân thuộc.
Đền kỷ niệm, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nay là Đền Hùng. Ảnh chụp trong thập niên 1920. Ảnh: Tư liệu
Tòa nhà chính Đại học Đông Dương – Ảnh chụp những năm 1920. Ảnh: Tư liệu
Tòa nhà chính viện Pasteur Hà Nội. Ảnh chụp trong thập niên 1920. Ảnh: Tư liệu
Theo nhận định của người viết, có thể phân chia đặc điểm của kiến trúc phong cách Đông Dương thành ba giai đoạn: Trước những năm 1920; những năm 1920-1940; sau 1940. – Giai đoạn trước những năm 1920 là thời kỳ manh nha và tìm kiếm về một hình thức kiến trúc có thể thích ứng được cả khí hậu và văn hóa bản địa. Trong giai đoạn này, những người xây dựng thường sao chép nguyên mẫu hay ứng dụng tùy tiện họa tiết trang trí bản địa để đặt vào kiến trúc và nội thất mà không lưu ý đến sự hài hòa. Kết quả là kiến trúc có khi lạ lùng mới mẻ, khi lại rất thô kệch, là một sự đan xen không đi đến mục đích hòa hợp. Các công trình từ giai đoạn này không còn lưu lại nhiều, chủ yếu chỉ có thể khảo sát thông qua ảnh tư liệu xưa. – Giai đoạn những năm 1920-1940 đánh dấu một thời đại huy hoàng khi các KTS thể hiện sự sáng tạo không ngừng và khéo léo ứng dụng họa tiết bản địa một cách có hệ thống, khởi đầu bằng sự dè dặt sau đạt tới sự tự tin. Các công trình được xây dựng bằng kỹ thuật cải tiến theo tỷ lệ phương Tây, kết hợp với gờ chỉ hay mảng phù điêu/điêu khắc bản địa lấy cảm hứng từ văn hóa ba nước Đông Dương. Các mô-típ trang trí được thống nhất từ ngoài vào trong và đạt được sự thanh nhã, hài hòa. Các công trình tiêu biểu bao gồm: Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp Hà Nội), Sở Tài chính Đông Dương (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur Hà Nội, Đền Tưởng niệm (nay là Đền Hùng trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM)…
Bản vẽ và ảnh chụp các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội gồm: Đại học Đông Dương (ĐH Tổng hợp Hà Nội), Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Sở Tài chính Đông Dương (Trụ sở Bộ Ngoại giao). Nguồn: TTLTQG I
– Giai đoạn sau 1940 là sự kế thừa của giai đoạn trước và đánh dấu sự xuất hiện chủ động của các kiến trúc sư người Việt. Với sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương những năm đầu thập niên 1920, nhiều KTS, họa sĩ người Việt đã được đào tạo có hệ thống. Họ tiếp nhận tinh hoa mỹ thuật Đông Dương đương thời từ sự hướng dẫn của các giáo sư người Pháp. Từ cuối những năm 1930, họ bắt đầu thực hành kiến trúc-mỹ thuật và cho ra đời dòng kiến trúc phong cách Đông Dương do chính người Việt chắp bút. Ở những năm đầu của giai đoạn này, có thể nhận ra phong cách Đông Dương được hòa hợp với bố cục tạo hình của kiến trúc địa phương và Hiện đại của người Pháp. Những đường nét hiện đại ngang bằng sổ thẳng kết hợp với mái ngói âm dương bản địa và sản phẩm gốm mỹ nghệ địa phương (như gốm Sài Gòn, gốm Biên Hòa) đã tạo nên một đặc trưng thú vị.
Trên thực tế không có nhiều kiến trúc tiếp tục theo đuổi hậu kỳ của phong cách Đông Dương, do đó hầu hết các thiết kế của giai đoạn này chỉ nằm lại trong các đồ án tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương. Đến đầu thập niên 1950 rất khó tìm thấy một công sở xây dựng theo phong cách này, ngoại trừ đề án Dinh Độc Lập mới không được triển khai của KTS Hoàng Hùng và một số biệt thự ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Di sản quan trọng nhất mà thời kỳ này để lại là khởi đầu của kiến trúc Hiện Đại Nhiệt Đới miền Nam với sự kết hợp tinh thần dân tộc mạnh mẽ của một Việt Nam chuyển giao thời đại.
Một thể nghiệm kiến trúc-nội thất phong cách Đông Dương tại toà nhà gian triển lãm Đông Dương trong khuôn khổ Hội chợ Nghệ thuật và Trang trí diễn ra tại Paris năm 1931. Nguồn: Musée Albert Kahn
Phong cách kiến trúc Đông Dương cũng từng có thời thịnh đạt như một vũ hội rực rỡ bên bờ biển, cũng có lúc hạ tiệc và tắt những ngọn đèn của nó. Học và tìm hiểu về lịch sử của nghệ thuật, lịch sử của kiến trúc là học về mỗi thời kỳ nghệ thuật, chủ nghĩa đã sinh ra từ các yếu tố đan xen văn hóa và bức thiết thời đại ra sao, và cũng học về làm cách nào chúng hưng thịnh để rồi tan rã. Kiến trúc Đông Dương và toàn bộ cảm xúc thời đại, thẩm mỹ riêng tư của những ngày tháng đó đã ra đi êm đẹp xuôi theo lịch sử Pháp-Việt. Ngày nay đôi lúc chúng ta vẫn có thể bắt gặp lại những dư âm Đông Dương thoảng hoặc trên những bản vẽ hay công trình muốn hoài vọng quá khứ, đôi tác phẩm nghệ thuật muốn xuyên thấu lịch sử, các công trình khảo cứu dày dặn, hay một bài thơ và một bản nhạc. Có lẽ tâm tư các cuộc trùng ngộ Đông-Tây, Cũ-Mới sẽ còn được kể đâu đó đến ngày mai xa lắm, như người ta vẫn hay tương tư về một ánh mắt đã kịp gặp gỡ và nhảy cùng một điệu Valse chỉ diễn ra một lần trong mùa Hè đã thành ký ức vĩnh cửu, nơi những người tham gia/hay đúng hơn là những nền văn hóa sẽ không thể gặp gỡ lại nhau và múa cùng theo một cách nữa…
Không gian mang cảm hứng Indochine giữa Sài Gòn
- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì loạn lạc kéo dài.
- Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907).
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường
- Phát triển tương đối toàn diện.
- Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.
- Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
- Thương nghiệp: hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.
- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng phải thần phục.
=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.
- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.
- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.
Sơ đồ tư duy Trung Quốc thời phong kiến
Tuyên Quang là miền đồi núi, đất đai trồng trọt không màu mỡ như các địa phương đồng bằng châu thổ. Kinh tế nông nghiệp của Tuyên Quang ngoài trồng lúa (lúa nước và lúa nương) còn trồng nhiều loại cây lương thực (ngô, khoai, sắn...) và các loại hoa màu khác.
Hầu như mọi hoạt động kinh tế của Tuyên Quang đều do thủ lĩnh địa phương chỉ đạo và quản lý. Tuy nhiên, bằng chính sách trọng nông thiết thực, nhà nước phong kiến Lý - Trần đã đề ra những quy định rất chặt chẽ nhằm bảo vệ nền sản xuất. Đặc biệt, dưới triều Lý, chính sách bảo vệ sức sản xuất cho nông nghiệp được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Tháng 8-1043, Lý Thái Tông xuống chiếu ngăn cản việc mua bán các trai đinh trong làng xã, một hiện tượng đang phổ biến lúc bấy giờ: “Kẻ nào đem bán hoàng nam trong dân làm gia nô cho người ta, đã bán rồi thì đánh 100 trượng, thích vào mặt 20 chữ, chưa bán mà đã làm việc cho người thì cũng đánh trượng như thế, thích vào mặt 10 chữ, người nào biết chuyện mà cũng mua thì xử giảm một bậc”1.
Việc bảo vệ trâu bò, sức kéo được nhà nước đặc biệt chú ý. Tháng 2-1117, vua xuống chiếu: “Kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp, vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ và bồi thường trâu; láng giềng biết mà không tố cáo, phạt 80 trượng”2. Quy định này lại được nhấn mạnh vào năm 1123, “trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau, ba nhà làm một bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo hình luật”3.
Con trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy lúc bấy giờ. (Ảnh nguồn Internet)
Những chính sách trên có những tác dụng nhất định đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trong nước nói chung và Tuyên Quang nói riêng.
Thời Lý nguồn thu nhập chủ yếu của nhà nước là thuế nông sản và lâm sản. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi về việc năm Thuận Thiên thứ 4 (1013) định thuế lệ gồm có sáu mục, trong đó có đến bốn mục là sản vật của vùng núi:
3. Sản vật ở núi nguồn các phên trấn.
4. Các quan ải xét hỏi về mắm muối.
5. Sừng tề, ngà voi, hương liệu của người Man Lão.
6. Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn”4.
Thủ công nghiệp thời kỳ này cũng phát triển nhất định với hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian. Trong khi ở những vùng trung du và đồng bằng, các nghề thủ công như: dệt, làm gốm, nghề làm giấy, khắc bản in, đúc đồng, rèn sắt... khá phát triển, ở những vùng miền núi như Tuyên Quang thì chủ yếu phát triển nghề khai khoáng. Việc khai thác tài nguyên đã bước đầu được triều đình Lý - Trần đặc biệt chú ý.
Nghề khai thác mỏ vàng ở nước ta đã được Chu Khứ Phi, một tác giả đời Tống ghi lại trong sách Lĩnh ngoại đại đáp như sau: “Vùng khe động ở Ung châu và biên giới An Nam đều có mỏ vàng... Vàng thường không sinh ra từ quặng mà tự nhiên dung kết lại trong đất cát, nhỏ như hạt gạo, lớn như hạt đậu, lớn hơn nữa thì như ngón tay, đều gọi là vàng sống... Cũng có khi lớn như trứng gà, gọi là Kim mẫu, ai bắt được thì làm giàu. Giao Chỉ có cái lợi mỏ vàng mới mua dân ta làm nô”.
Có thể thấy rằng, việc khai mỏ, đặc biệt là mỏ vàng dưới thời Lý ở các tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có Tuyên Quang cũng phát triển nhất định.
Thời Trần, các thư tịch cổ đều cho biết, các phủ châu Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Oai, Tuyên Hóa có các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, diêm tiêu.
Có thể cho rằng, phương thức khai mỏ đương thời chủ yếu là thủ công. Có hai hình thức khai mỏ chủ yếu là do nhà nước tổ chức và do tư nhân; đóng vai trò chủ đạo là dân địa phương khai thác. Sản phẩm làm ra, một phần nộp cho nhà nước dưới dạng thuế, phần còn lại thì buôn bán trên thị trường. Các sản phẩm vàng và bạc được triều đình sử dụng nhiều trong các công trình tín ngưỡng.
Thời Trần, sở hữu ruộng đất tư phát triển mạnh, nhà nước có những chính sách bảo vệ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Kinh tế điền trang thái ấp thời Trần đang ở thời kỳ thịnh đạt song song với sự phát triển của chế độ nô tỳ.
Ở khu vực đồng bằng sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn sống chính, “lúa mỗi năm chín 4 lần”. Nông dân cày ruộng công, mỗi mẫu phải nộp tô 100 thăng, ngoài ra còn phải chịu thuế đinh. Ruộng tư thì từ một đến 2 mẫu phải nộp thuế 1 quan tiền, từ 3 đến 4 mẫu thì nộp thuế 2 quan tiền.
Người dân ở miền núi vẫn sống nhờ những sản vật núi rừng. Các sản vật thời Trần ghi lại trong An nam chí lược có quế, thường sơn, a ngùy, ý dĩ, hương phụ, chè... Mức thuế sản vật ở thời Trần cũng khá nặng. Sách An Nam tức sự của Trần Phu chép: “Châu đặt quan phủ, thông phán, huyện có đại liêu, thuế má nặng nề, cá, tôm, rau, quả đều phải nộp thuế do đại liêu thu”.
Thời Lý - Trần - Hồ ở một mức độ nhất định, thương nghiệp cũng phát triển đáng kể. Các vua Lý, Trần đều chú ý đúc tiền để tiện cho việc trao đổi giữa các vùng. Tiền tệ (tiền đồng) đã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhà nước đã thu thuế bằng tiền, thuê thợ xây dựng trả công lao động bằng tiền. Hiện nay người ta đã tìm ra 9 loại tiền thời Lý được đúc vào các thời Vua Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông.
Ở vùng biên giới Việt Trung, thời Lý đã xuất hiện những trung tâm buôn bán lớn gọi là những “bạc dịch trường” như Vĩnh Bình, Hoành Sơn, Khâm Châu. Đây thực chất là những chợ biên giới lớn, ở đó người dân vùng biên và những thương lái Việt Nam, Trung Quốc mang các loại hàng hóa đến để mua bán, trao đổi. Hàng hóa phần lớn là những sản vật núi rừng như sừng tê giác, ngà voi, vàng bạc, có cả những thứ thủy sản như cá, muối... để đổi lấy các loại hàng như vải vóc, lụa, đồ sứ, chè, giấy... của Trung Quốc.
Là một vùng đất xa xôi, nhưng Tuyên Quang thời trung đại cũng đã buôn bán với các vùng dân tộc thiểu số ở biên giới. Sử cũ chép lại sự kiện: Năm 1012, người Man qua cột đồng đến bến Kim Hoa, châu Vị Long (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) buôn bán. Vua sai bắt được người Man và hơn một vạn con ngựa. Tuy nhiên, việc buôn bán như vậy rất hiếm có ở vùng đất Tuyên Quang thời trung đại.
Thời Lý - Trần - Hồ là thời kỳ văn hóa Đại Việt có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Do tư liệu quá ít ỏi, rất khó dựng lại được diện mạo đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang cách ngày nay gần 10 thế kỷ. Tuy nhiên, trong dòng chảy văn hóa dân tộc, người dân Tuyên Quang vẫn bảo lưu và thể hiện những nét văn hóa đặc trưng, đặc sắc nhất.
Về nghề nghiệp thì làm ruộng, buôn bán, chài lưới, đẵn cây, tự túc sinh nhai, không có chuyên nghiệp. Các lễ tiết, tế tự cùng ma chay, hôn nhân gần giống như trung châu nhưng chất phác, ít bày vẽ.
Họ dùng sức nước để giã gạo, làm cái cọn để lấy nước vào ruộng; đốt nương thì dùng dao moi đất để tra hạt giống...
Phong tục của cư dân nhìn chung còn thuần phác, đơn giản. Quần áo thường nhuộm thâm hay may bằng vải hoa, ít dùng màu sặc sỡ; giày, dép cũng ít được dùng. Họ chủ yếu ở trong các ngôi nhà sàn, vừa để tránh thú dữ, vừa để tránh lũ lụt.
Trong các di sản còn lại có bài văn bia chữ Hán được khắc trên một tấm bia đá với nhan đề là Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc) được xây dựng trên đồi Khuôn Khoai, thuộc thôn Vĩnh Khoái, xã Yên Nguyên, phía Tây Nam huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Tấm bia tập trung viết về Hà Hưng Tông, ngay dòng mở đầu đã chép: “Quan coi châu Vị Long, tước Phò kỳ lang (tức là Phò mã, con rể Vua), Đô tri tả vũ vệ Đại tướng quân, Kim tử quang lộc Đại phu, Kiểm hiệu Thái phó; Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự, kiêm Quản nội khuyến nông sự, Thượng trụ quốc, ăn lộc phong ấp ba nghìn chín trăm hộ, ăn lộc thực phong chín trăm hộ”. Tấm bia cổ được khắc dựng sau khi hoàn thành ngôi chùa, đã khẳng định công lao giữ vững an ninh và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa trong gần 200 năm dưới triều Lý của 15 đời họ Hà trên vùng đất cổ Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Chùa Phúc Lâm (còn gọi là Phúc Lâm Tự) nằm ở thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.
Tại Tuyên Quang cũng có một số ngôi chùa mang dáng dấp kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, tiêu biểu là chùa Phật Lâm, còn gọi là chùa Núi Man tại thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn va Chùa Phúc Lâm ở thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang (Xem chương I: Di tich - Danh thắng, phần Văn hoá).
Là vùng đất xa kinh thành, trong suốt bốn thế kỷ (X - XIV), Tuyên Quang không có người tham gia vào các kỳ thi tuyển chọn nhân tài của đất nước. Tuy thế, cũng có những danh nhân có những đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý - Trần - Hồ. Đó là:
Hà Di Khánh: là danh thần thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Ông tổ họ Hà là Hà Đắc Trọng vốn là Châu chủ châu Vị Long (nay là vùng Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình), đến Hà Di Khánh là đời thứ sáu. Hà Di Khánh sinh năm Kỷ Dậu (năm 1069). Năm lên 9 tuổi, ông được vua Lý Nhân Tông cho vời về Kinh gả em gái (Công chúa Khâm Thánh) cho. Năm sau, ông về Kinh đón cô dâu và được phong làm Tả đại liêu ban. Nhưng vì tuổi còn nhỏ, ông trở lại quê hương cùng cha coi sóc đất Vị Long. Năm 1082, ông được rước cô dâu về bản địa.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt (năm 1076), cha của ông đem quân truy kích giặc lập công lớn. Năm ông 17 tuổi, cha mẹ ông đều mất. Ông được nối chức cha coi giữ châu Vị Long khi mới 18 tuổi. Năm 1086, vua giao cho ông giữ chức Tiết độ sứ Kim tử Quang lộc Đại phu, hiệu Thái phó, vẫn giữ chức cũ là Tả đại liêu ban. Sau đó, ông còn được thăng làm Phó ký lang Đô tri Tả vũ vệ Đại tướng quân, Đông trùng Thủ môn hạ Bình chương sự, kiêm Quân nội khuyến nông sự Thái bảo, Thái phó Thượng trụ quốc, hưởng thực ấp 3.900 hộ, thực lộc 900 hộ.
Năm Đinh Hợi (năm 1107), ông cho xây chùa Bảo Ninh Sùng Phúc rất tráng lệ ở chân núi Đán Hán (thuộc xã Yên Nguyên, Chiêm Hóa ngày nay) để giáo hóa chúng dân theo đức thiện. Khi chùa xây xong, ông có mời Triều thỉnh Đại phu, đồng Thượng cáp môn sứ, Thượng thư Viên ngoại lang, tứ tử kim ngư đại Lý Thừa Ân soạn văn bia nói rõ về công trạng của dòng họ Hà ở đất Vị Long.
Trần Quang Bưu người Tuyên Quang, tổ tiên làm quan trải qua các triều Lý, sang triều Trần vẫn được trọng dụng. Con cháu đều được phong hầu. Đến đời vua Trần Thuận Tông (1389 - 1398), ông làm quan đến chức Hành khiển (tương đương chức Tể tướng sau này). Cuối đời vua Trần Thiếu Đế (1398 - 1400), Hồ Quý Ly làm phản, Trần Quang Bưu lập mưu giết Quý Ly nhưng không thành, nên bị hại chết.
1,2,3,4. Đại Việt Sử ký toàn thư Sđd, t.I, tr.264, 287, 292, 243.