Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng nhất Hà Nội. Mọi người thường truyền tai nhau câu nói “chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Trong suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn tin tưởng chọn nơi đây để đến khấn cầu mong cho đường tình duyên được suôn sẻ.

Chùa Hương – về với non nước hữu tình cầu may, cầu lộc, cầu bình an

Nằm ngay ở Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một trong những điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc không thể không nhắc tới. Ngày xuân người người về đây đông không kể hết, ai ai cũng muốn hành hương về ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước để cầu chúc tốt đẹp cho gia đình. Người cầu lộc, cầu thọ, cầu tài, hàng năm, cứ đến những ngày lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về hội xuân

Chùa Ba Vàng – ngôi chùa có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử

Địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc cũng nổi tiếng không kém những ngôi chùa trên chính là chùa Ba Vàng. Cũng nằm ngay trên địa phận Uông Bí, Quảng Ninh ngôi chùa mang tên Ba Vàng tương truyền có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng nổi tiếng với khu chùa rộng lớn và cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng thiên nhiên hòa quyện.

Gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Thiền Sư, hậu duệ của Tam tổ Trúc Lâm chùa Ba Vàng giờ đây là một điểm du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng được các tín đồ và du khách khắp thập phương về viếng thăm hằng năm, đồng thời cũng là nơi tu học của rất nhiều Phật tử.

Cách sắm lễ đi đền, phủ, miếu

Khác với đi lễ Phật, khi đi lễ tại đền, phủ, miếu ngoài hương hoa, trái cây và nến bạn có thể "tùy tiền biện lễ". Tức là có thể chuẩn bị thêm lễ mặn như giò, chả, thịt heo, bánh chưng, gà (làm cẩn thận, nấu chín),.... tùy vào điều kinh tế mỗi người.

Ở chùa thì ban thờ to nhất (chánh điện) bao giờ cũng ở chính giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật. Các ban khác trong chùa thì thường có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong.Nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Vật phẩm bày bán Tam Bảo thường gồm có 5 món: hương - đăng (nến) - hoa - quả - nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành là được. Về thắp hương, thắp 1 hoặc 3 nén nhang đều được và khuyến khích thắp chung ở lư hương to trước cửa chùa rồi đi từng ban khấn.

Nên bày lễ vật đầy đủ, chính xác ở ban thờ trong chùa

4. Lưu ý khi sắm lễ tại đền chùa

Một số lưu ý cần nắm trước khi sắm lễ dâng lên Đức Phật

Hy vọng với những thông tin tham khảo về cách sắm lễ đi đền chùa trên đây sẽ giúp bạn thực hiện đầy đủ và chính xác nhất.

Với các chủ tiệm tạp hóa, nếu bạn đang muốn nhập bánh quy bơ về bán thì hãy tham khảo ngay trên ứng dụng VinShop nhé! VinShop hiện đang có chương trình ưu đãi Mua nhiều, giảm nhiều khi nhập bánh GPR - Bánh quy bơ nhập khẩu cao cấp, công thức Đan Mạch, các chủ tiệm đừng bỏ lỡ nhé!

Cùng APT Travel điểm mặt 9 ngôi chùa linh thiêng nổi tiểng nhất được người người về đây lễ chùa đầu năm ở miền Bắc. Nếu còn băn khoăn chưa biết đi đâu thì hãy tham khảo ngay những gợi ý này để cho khởi đầu một năm đầy tốt đẹp!

Đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy

Đền Bảo Hà thuộc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 70 km ngụ dưới chân đồi Cấm, soi bóng xuống dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Ngôi đền linh thiêng giữa miền Tây Bắc điệp trùng thu hút bao người về đây cầu tài cầu lộc.

Với phong cảnh hữu tình và mang nhiều giá trị lịch sử nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách. Tương truyền rằng, dù có đi đâu nhưng cầu tài cầu lộc thì phải tới viếng thăm đền ông Hoàng Bảy thần vệ quốc, đánh giặc và bảo vệ biên cương.

Hành trình lên miền Tây Bắc, làm lễ dâng hương tại đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy, lễ Đền Cô Tân An - thờ bà Nguyễn Hoàng Bà Xa

Động Tam Thanh được ca tụng nhiều trong những áng văn thơ

Du xuân đầu năm, đến lễ chùa, cầu tài lộc tại Đền Mẫu Đồng Đăng, thăm quan động Tam Thanh, Nhị Thanh kết hợp với mua sắm tại chợ biên giới Tân Thanh, chợ Đông Kinh…từ lâu đã trở thành một hành trình quen thuộc với rất nhiều người mỗi dịp đầu năm mới.

Nghi thức lễ mẫu dịp đầu năm được các tín đồ hết mực quan tâm

Nếu có muốn nguyện cầu sự chở che của đấng linh thiêng, cầu mong một năm bình an, hạnh phúc thì phải về Mẫu Đồng Đăng viếng thăm ngôi đền Mẫu cổ kính trên đỉnh núi, để dâng hương, lễ mẫu.

Lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mỗi dịp Tết đến xuân sang. Cầu mong cho một năm mới an khang, hạnh phúc, thịnh vượng. Những địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc này dù xa hay gần, thế nhưng mọi người đều mong ước về những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.

Xem ngay >>> Chùm tour lễ chùa đầu năm ở miền Bắc 2020

Hotline: 02439262294 | 02439290606

Cầu duyên ở chùa Hà cần chuẩn bị những gì?

Ngoài thành tâm thì lễ mang đi khi đến cầu duyên tại chùa Hà cũng rất quan trọng. Thông thường người đi lễ phải chuẩn bị 3 phần đặt ở 3 ban quan trọng như sau:

- Lễ đặt ban Tam Bảo: do đây là nơi thờ Phật nên không để lễ mặn và tiền vàng. Chỉ để hoa quả, bánh kẹo chay, hoa tươi, nến, nhang và sớ đã viết dâng lên.

- Lễ đặt ban Đức Ông: mâm lễ ban này có thể để các món mặn, kèm theo đó là tiền vàng, rượu, trà, thuốc và sớ dâng lên Đức Ông.

- Lễ đặt ban thờ Mẫu: đây là mâm lễ quan trọng, ngoài tiền vàng, bánh kẹo và sớ thì còn phải nhớ có 5 bông hồng đỏ tươi, trầu cau và tiền công đức.

Khi vào chùa bạn nên viết sớ, lễ lần đầu thì cần 3 sớ: 1 sớ ban Tam Bảo, 1 sớ ban Đức Chúa Ông, 1 sớ ban Mẫu

Nếu không tiện mua trước thì có thể tới trước cổng chùa mua. Các quán quanh chùa sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ cho một người dâng 3 ban, giá khoảng là 270.000  – 300.000đ nhé.  Viết sớ giá 50.000đ/ 3 tờ, đặt vào lễ tại 3 ban.

Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban. Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương (nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng – cạnh hồ nước).

Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái.

Sau khi đã cắm hương xong vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông (xin công danh tài lộc), rồi qua Ban Tam Bảo (cầu bình an), vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền (xin khai tâm khai sáng, kết quả học tập tốt nếu bạn đang đi học).

Rồi vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải, vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.

Nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà. Đầu tiên xuống nhà Mẫu bạn phải quỳ, chắp tay mặt hướng lên, sau đấy khấn.

Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.

Sau đấy đứng lên vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, rồi vái nốt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.

Xong lễ nhà Mẫu thì đi lên Đình Bối Hà nhà trên bên tay phải (nhà đầu tiên đập vào mắt lúc bạn vào chùa)

Sau đấy bạn đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.

Một bài khấn cầu duyên ở chùa Hà đúng phải có đầy đủ 5 phần: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. Bài văn khấn mẫu dưới đây bạn có thể chép lại học thuộc hoặc ghi ra giấy, lưu trong điện thoại khi đi lễ nhẩm theo. Nếu muốn đọc dễ hiểu hơn thì cũng có thể dựa theo các ý mà viết lại. Cụ thể bài khấn như sau:

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua - phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác - phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.

Đến chùa Hà là địa điểm linh thiêng nên dù cầu duyên hay chỉ tham quan vãn cảnh bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

- Không mặc đồ ngắn, hở hang, mặc váy phải dài và kín đáo. Nên tắt tiếng điện thoại và không nói tục, chửi bậy, nói lời báng bổ không tốt khi vào chùa.

- Không chụp ảnh, đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa.

- Khi đi cầu duyên ở chùa Hà làm lễ cầu xin chỉ dành cho những người duyên chưa tới, còn ai có tình duyên rồi mà đến cầu hoặc đi một cặp đôi thì sẽ trở thành tan vỡ sau khi về.

- Khi khấn nên nhỏ tiếng, tránh làm ồn đến mọi người xung quanh. Và quan trọng là cầu duyên xin gặp được người định mệnh toàn tâm hợp với mình, chứ không phải là xin người yêu cho xong.

- Tùy vào mỗi người mà xin 1 lần hay nhiều lần tình duyên mới đến, cũng như đến chậm hay nhanh.

Cuối cùng, hãy nhớ dù đi cầu duyên ở chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào linh thiêng khác bạn cũng phải có lòng thành gửi gắm thì mới thành tâm toại nguyện.

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.

Trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

Trải rộng trên 4 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân, Thanh Sơn. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội).

Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về,hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi Chùa Hương, bởi theo "Truyện Phật Bà Chùa Hương" thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Chùa Hương.

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng, người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội.  Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh  Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích "Nam Thiên Đệ Nhất Động "  (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy" (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương...

Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật  của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62 km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn,  xã Hương Sơn- huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

- Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12 km thì tới địa phận chùa Hương.

- Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới Thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu qua khu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Chùa Hương.

Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh, hình thành nên 3 tuyến tham quan.

Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải  Oan - Đền Cửa Võng

-Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh

-Hang Sơn Thủy Hữu Tình - Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài - Chùa Long Vân  Động Long Vân – Chùa Cây Khế

Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá

Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.

Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc gảy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt.

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội. Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào nơi tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Việc sửa soạn mâm lễ khi đi đền, chùa luôn được mọi người coi trọng vì đó là cách thể hiện sự thành kính của người dâng lễ. Vậy cách sắm lễ đi đền, chùa như thế nào là chuẩn với tín ngưỡng thờ cúng cổ truyền? Cùng VinShop tìm hiểu nhé!