Trẻ Đi Học Là Bị Ốm Khi
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Do thay đổi môi trường sinh hoạt
Trường học có môi trường sinh hoạt khác hoàn toàn so với nhà của trẻ. Khi ở nhà, trẻ đã quen tiếp xúc với các virus, vi khuẩn xung quanh nhà nên trẻ đã có miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn đó. Còn khi trẻ tới trường sẽ tiếp xúc với rất nhiều trẻ khác, môi trường khác và sẽ có những vi khuẩn lạ tấn công cơ thể trẻ. Nếu trẻ bị vi khuẩn lạ tấn công thì cơ thể trẻ sẽ sinh phản ứng chống lại bằng những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi,...
Khi đi học, trẻ khó tránh khỏi việc tiếp xúc gần, dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc đồ chơi,... Bên cạnh đó, phòng học bí, thường xuyên bật điều hòa cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút dễ dàng phát tán trong môi trường. Những yếu tố này đều làm tăng khả năng trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Có nhiều trẻ đi học hay bị ốm do gặp phải vấn đề tâm lý như: trẻ sợ đến trường, phải xa rời người thân của mình, sợ việc đi học, sợ bạn bè bắt nạt, trẻ không hòa nhập được với môi trường học. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, trẻ khóc nhiều làm tăng nguy cơ bệnh về đường hô hấp. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, những cảm xúc tiêu cực có thể làm tăng loại nồng độ hormore cortisol trong cơ thể. Nồng độ chất này tăng đột biến gây ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch, làm suy giảm đề kháng và dễ mắc bệnh.
Bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp do virus là bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp là: sốt cao hoặc vừa, hắt hơi, ho, nghẹt mũi, chảy mũi, khàn giọng,… Mỗi khi thời tiết trở lạnh là trẻ lại bị ho cho dù các mẹ đã chăm rất kỹ. Nguyên nhân một phần do trẻ càng nhỏ thì hốc mũi càng hẹp. Khi trẻ nhiễm bệnh, chất nhầy sẽ tăng tiết hơn càng khiến hốc mũi hẹp hơn, việc trẻ thở bằng mũi sẽ khó khăn hơn.
Trẻ đi học hay bị ốm do nhiễm khuẩn đường hô hấp bởi môi trường trường học là nơi thích hợp cho việc phát tán virus, đặc biệt các virus đường hô hấp như virus cúm, COVID-19,... Cha mẹ nên cho trẻ đi khám và được điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện khi trẻ ốm mãi không khỏi hoặc khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, gây rất nhiều khó chịu cho bé.
Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ khi đi học, được gây ra bởi virus. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, ho và đau cơ.
Triệu chứng điển hình là trẻ bị sốt đột ngột. Những cơn sốt có thể đến 39 độ C thậm chí cao hơn, sốt kéo dài liên tục. Khi uống thuốc hạ sốt thì thân nhiệt cũng sẽ chỉ hạ xuống một thời gian ngắn và tăng trở lại sau đó. Đi kèm những cơn sốt thì trẻ đôi khi còn bị phát ban, bị đau bụng, nôn hoặc bị tiêu chảy.
Nhiều trẻ khi đi học còn rất dễ bị mắc phải các căn bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do virus hoặc vi khuẩn, bị ngộ độc thức ăn, trẻ ăn phải các loại thức ăn bị ô nhiễm hoặc bị dị ứng.
Đây là bệnh lý viêm cấp tại niêm mạc màng nhầy thanh quản với biểu hiện đặc trưng là đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng do hiện tượng viêm tại dây thanh âm. Viêm thanh quản xảy ra phổ biến ở trẻ trong giai đoạn 7-36 tháng và bị nhiều vào những thời điểm lạnh trong năm.
Trẻ đi học mầm non rất hay mắc phải bệnh viêm tai giữa. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào ống tai và gây ra viêm nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: đau tai, tai chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài; sốt có thể lên tới hơn 39 độ C; nôn ói hoặc tiêu chảy; kém phản ứng với âm thanh;...
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý trẻ đi học dễ mắc phải nhất và lây lan rất nhanh chóng. Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc - một màng trong suốt che phủ bề mặt nhãn cầu bị viêm khiến mắt bị sưng và ửng đỏ. Bệnh trung bình có thể cải thiện dần trong 4 đến 7 ngày nếu như được điều trị đúng cách. Biểu hiện của đau mắt đỏ có thể kể đến như: Cảm thấy cộm và khó chịu ở mắt, mắt đỏ ửng lên, hay chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, sáng dậy khó mở mắt do gỉ mắt ra nhiều,...
Vì phải trẻ đi học cả ngày, trẻ thường ăn uống, ngủ trưa cùng nhau, chơi cùng nhau với đồ vật để chung, bị côn trùng cắn nên các bệnh ngoài da là bệnh ở trẻ em mầm non thường xuyên mắc và dễ lây lan. Trẻ cũng rất dễ bị dị ứng, biểu hiện như nổi mẩn ngứa, đỏ trên da thành từng dải, mảng như mề đay, thậm chí một số bé bị ho, lên cơn hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, đi ngoài lỏng.
Chuyên gia hướng dẫn sử dụng Scumin Gold để đạt hiệu quả cao nhất
Scumin Gold cũng như bất kể các loại thuốc hay TPBVSK khác, ba mẹ nên cho trẻ bổ sung đúng cách, đủ liệu trình mới mang lại hiệu quả cao nhất.
- Pha 1 gói Scumin Gold với 15-20 ml nước ấm, hoặc có thể ăn trực tiếp, hoặc trộn với bột ăn dặm, cháo đã nấu chín, sữa, sữa chua, sinh tố.
- Liều dùng trên vỏ hộp là liều DUY TRÌ, liều PHÒNG THIẾU. Các bác sĩ, dược sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế để kê liều BÙ THIẾU, có thể gấp 2-3 lần liều DUY TRÌ, trong vòng 2-3 tuần đầu.
- Thường thì sau 1-2 tuần là có hiệu quả cải thiện tình trạng biếng ăn. Nên sử dụng đủ liệu trình trong 4-6 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Scumin Gold tự hào là sản phẩm hàng đầu dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, là tuyệt chiêu giúp ba mẹ "Chăm con Organic - Chăm con thuận tự nhiên". Hãy liên hệ đến Viện Dinh dưỡng VHN Bio để được các chuyên gia tư vấn sử dụng sản phẩm hiệu quả, bố mẹ nhé!
Trẻ đi học hay bị ốm là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ. Mong rằng thông qua bài viết trên cha mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân trẻ đi học hay bị ốm, từ đó có cách phòng và xử trí tốt nhất, giúp bé luôn khỏe mạnh để học tập và thỏa sức vui chơi.
Để được tư vấn hoặc tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Cách phòng tránh - tăng cường đề kháng cho trẻ đi học hay bị ốm
Các cách phòng tránh và tăng cường đề kháng cho trẻ khi đi học hay bị ốm để cơ thể trẻ khi đi học luôn khỏe mạnh:
- Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách: Dạy trẻ rửa tay tay sạch sẽ đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi về nhà hoặc đến trường. Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên để tránh bụi bẩn và vi khuẩn.
- Dạy trẻ khi đi học dùng riêng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc, bình nước,...
- Hướng dẫn trẻ sử dụng khăn giấy khi ho, hắt hơi hoặc la hét, hướng dẫn trẻ về cách che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi bằng khăn tay hoặc khăn giấy.
- Trẻ được đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine theo lịch tiêm chủng.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và đề kháng của cơ thể.
- Cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung những dưỡng chất còn thiếu. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và thức ăn có chứa đường, béo, và muối. Cho trẻ uống nước cam, nước ép cà rốt, sữa chua, hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
- Đảm bảo các phòng học, khu vực sinh hoạt của trẻ được vệ sinh thường xuyên và đảm bảo thông gió.
- Giám sát và kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các triệu chứng bệnh.
- Nếu trẻ có triệu chứng bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh, hãy cho trẻ nghỉ học và điều trị sớm tại nhà hoặc cơ sở y tế.